Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Bulgaria

 

Quan hệ chính trị:

Ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức: 8/2/1950.

Từ năm 1990 do Bulgaria thay đổi thể chế, quan hệ hai nước bị chững lại một thời gian ngắn.

Từ năm 1993, quan hệ dần dần được khôi phục. Chính quyền hiện nay ở Bulgaria tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ hợp tác truyền thống với Việt Nam.

Các đoàn trao đổi từ 2004 đến nay:

Về phía Bulgaria: Chủ tịch Quốc hội (3/2004); Chủ tịch Hiệp hội các tỉnh trưởng (1/2004), Chủ tịch Ủy ban Nông lâm Quốc hội Bungari (3/2006) thăm Việt Nam.

Về phía Việt Nam: Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được (4/2004), Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Phùng Hữu Phú (7/2004), Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (10/2005) thăm Bulgaria.

Những văn kiện đã ký kết:

* Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bulgaria về hợp tác kinh tế thương mại (Hà Nội, 19/3/1993).

* Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bulgaria về tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (Hà Nội, 24/5/1996).

* Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bulgaria về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (Hà Nội, 24/5/1996).

* Hiệp định xử lý nợ với Bulgaria (Hà Nội, 14/10/1998).

* Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bulgaria về vận tải biển (Sofia, 18/9/2000).

Từ tháng 4/2006, để chuẩn bị gia nhập EU, phía Bulgaria đề nghị từ ngày 1/1/2007 ngừng hiệu lực 5 Hiệp định giữa Chính phủ hai nước: Hiệp định về Vệ sinh Thú y ký tại Hà Nội ngày 6/4/1994; Hiệp định Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật ký tại Hà Nội ngày 14/10/1998; Hiệp định về việc thành lập và hoạt động của các xí nghiệp liên doanh, ký tại Sofia ngày 4/1/1989; Hiệp định về việc phát triển quan hệ sản xuất và hợp tác khoa học - kỹ thuật trực tiếp giữa các Công ty, xí nghiệp và tổ chức Bulgaria và Việt Nam, ký tại Sofia ngày 4/1/1989; Hiệp định Thương mại, ký tại Sofia ngày 2/4/2001.

Phía Bulgaria đề nghị hai bên ký kết Hiệp định mới về hợp tác kinh tế giữa Chính phủ hai nước và đã gửi phía Việt Nam dự thảo Hiệp định.

Kim ngạch thương mại giữa hai nước:

Năm 1997 đạt 30,6 triệu USD tăng 35,6%; năm 1998 đạt 17,5 triệu USD giảm 42,8%; năm 1999 đạt 21,4 triệu USD tăng 22,3%; năm 2000 đạt 15 triệu USD giảm 30%; năm 2001 đạt 23 triệu USD tăng 34,8%; năm 2002 đạt 16,4 triệu USD giảm 28,7%; năm 2003 đạt 17 triệu USD; năm 2004 đạt 16,4 triệu USD, giảm 3,5%; năm 2005 đạt 22 triệu USD, tăng 34% và năm 2006 đạt 24 triệu USD.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam: than đá, cà phê, thủy sản, thực phẩm, mây tre, hạt tiêu, hạt điều, hàng dệt may, giày dép.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Bulgaria: hóa chất, dược phẩm, rượu vang, máy móc kỹ thuật và thiết bị đóng tàu.

Hợp tác đầu tư:

Một số doanh nhân Bulgaria dự định đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực: lắp ráp thang máy; xây khách sạn và siêu thị; du lịch; xây dựng, bảo dưỡng các nhà máy thủy điện và nhiệt điện loại nhỏ. Cho đến nay, các doanh nghiệp Bulgaria đang thăm dò, tìm hiểu môi trường đầu tư và xem xét việc ký kết các dự án tại Việt Nam.

(H.V., Sở Ngoại vụ TPHCM, ngày 26-4-2007)

Nguồn: http://www.mofa.gov.vn

 

 
Copyright by © 2005 Vietnam Ministry of Foreign Affairs - Office in HCM City Email: Banbientap@mofahcm.gov.vn