Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Italia |
1. Quan hệ chính trị: Việt Nam và Italia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/3/1973. Ngày 23/3/2003, hai nước đã tổ chức kỷ niệm trọng thể 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ chính trị giữa hai nước từ đầu những năm 90 được phát triển và củng cố. Sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Italia G. De Michelis (12/1989), hai nước duy trì thường xuyên việc trao đổi đoàn ở cấp cao. Các đoàn cấp cao Việt Nam sang thăm Italia:
Các đoàn cấp cao Italia sang thăm Việt Nam:
Italia tích cực ủng hộ việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, trên các diễn đàn quốc tế lớn cũng như việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và các tổ chức tài chính, thương mại, tiền tệ quốc tế. 2. Quan hệ kinh tế: Một số tập đoàn sản xuất lớn của Italia đã thiết lập quan hệ hợp tác và bước đầu có được một số kết quả quan trọng tại Việt Nam như Technip Italy (dự án Nhà máy đạm Phú Mỹ), Danieli Officina (nhà máy sản xuất thép), Fiat Iveco (Liên doanh ôtô Mekong), Piaggio (xe máy scooter), Tập đoàn Pirelli (xây dựng cáp quang Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh), Finmeccanica (tập đoàn công nghiệp và thiết bị quốc phòng). Thương mại: Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Italia tăng đều trong những năm qua, từ 320 triệu USD năm 1996 lên đến 870 triệu Euro năm 2006 (tương đương 1,13 tỷ USD), trong đó Việt Nam xuất siêu 430 triệu USD. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Italia là: đồ da, hóa chất, máy móc ngành vận tải - xây dựng, dây chuyền chế biến thực phẩm, thiết bị vệ sinh, thiết bị y tế, máy phát điện, hàng gia dụng. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Italia là: giầy dép (40%), thủy sản (15%), dệt may (13%), cà phê (12%), sản phẩm chất dẻo (4%), đồ gỗ (3%), đồ du lịch và thủ công mỹ nghệ. Viện trợ phát triển: Năm 1997, hai Chính phủ ký Bản "Thỏa thuận về việc sử dụng khoản viện trợ phát triển 100 tỷ Lia (tương đương 60 triệu USD) của Italia dành cho Việt Nam", thời hạn 35 năm, ân hạn 14 năm, lãi suất 0,5%. Tuy nhiên đến nay còn nhiều dự án chưa được giải ngân. Năm 2002, Chính phủ Italia đã xóa nợ cho Việt Nam 40 tỷ Lia (khoảng trên 20 triệu EURO) trong tổng số 54 tỷ Lia nợ của các dự án thuộc giai đoạn 90-92 và ký thêm 6 dự án mới trị giá 17 triệu EURO (trong đó 3,5 triệu cho không và 13,5 triệu vay ưu đãi, lãi suất từ 0,25% đến 0,5%/năm, thời hạn trả 35 năm, ân hạn 15 năm. Hai bên đã hoàn thành dự án “Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực thể chế giúp Việt Nam gia nhập WTO” trị giá 751.950 Euro và dự kiến triển khai dự án mới về “Hỗ trợ Việt Nam giai đoạn hậu WTO” trong năm 2007. Mức cam kết về ODA của Italia cho Việt Nam năm 2007 là 42,15 triệu Euro, trong đó 4,05 triệu Euro là viện trợ không hoàn lại, 38,1 triệu Euro vốn vay ưu đãi. Hiện nay, vốn viện trợ phát triển của Italia tại Việt Nam được chia như sau: 77% cho lĩnh vực xã hội (y tế, nước sạch,…); 5% cho phát triển nguồn nhân lực; 12% cho phát triển các lĩnh vực sản xuất và đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường toàn cầu; 6% cho xóa đói giảm nghèo. Đầu tư trực tiếp: Tính đến nay, Italia đứng thứ 9 trong EU và đứng thứ 31 trong số các quốc gia trên thế giới về mức đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với 22 dự án trị giá 55,9 triệu USD, chủ yếu trong các ngành: giày da, xây dựng, thiết bị vệ sinh, bình nóng lạnh, chế biến thép. Một số công ty Italia đầu tư hiệu quả tại Việt Nam như Perfetti (kẹo), Merloni Termo Sanitari (Bình nóng lạnh Ariston). 3. Quan hệ văn hóa - giáo dục: Quan hệ văn hóa - giáo dục giữa Việt Nam và Italia còn hạn chế tuy hai nước đã ký Hiệp định hợp tác văn hóa năm 1990. Hàng năm Chính phủ Italia dành cho Việt Nam một số học bổng dài hạn và ngắn hạn, hỗ trợ các tổ chức nhà nước và phi chính phủ tổ chức một số hội thảo về Việt Nam, tổ chức các cuộc triển lãm mỹ thuật, sách báo, tuần lễ phim Việt Nam, biểu diễn âm nhạc cổ điển thường kỳ... Nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội, phía Italia đã có một loạt các hoạt động rất hiệu quả như liên hoan rối quốc tế, biểu diễn và trưng bày cây đàn nổi tiếng của nhạc sỹ Italia Paganini. Chính phủ Italia đang phối hợp với UNESCO giúp đỡ Việt Nam trùng tu khu di tích Mỹ Sơn với tổng trị giá là 812.000 USD. Từ cuối những năm 90, Italia đã xác định một trong những ưu tiên phát trển quan hệ là văn hóa – giáo dục với việc giúp trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội mở khoa tiếng Italia đào tạo hệ đại học. Hiện đã và đang có hàng trăm sinh viên theo học tiếng Italia. 4. Hiệp định, Thỏa thuận và Bản ghi nhớ đã ký giữa hai nước:
(T.Tiên, Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại, 19-9-2007) |
Copyright by © 2005 Vietnam Ministry of Foreign Affairs - Office in HCM City Email: Banbientap@mofahcm.gov.vn |