Thông tin cơ bản về nước Cộng hòa Thống nhất Tanzania và quan hệ Việt Nam - Tanzania |
Quốc kỳ Bản đồ Khái quát:
Trung tâm thành phố Das es Salaam
Bờ biển Lịch sử: Cộng hòa Thống nhất Tanganyika: Từ năm 1500 đến năm 1700, Bồ Đào Nha giành quyền kiểm soát ven biển của Tanganyika. Đến năm 1886, Tanganyika (cùng Burundi và Rwanda) trở thành thuộc địa của Đức ở Đông Phi. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Tanganyika là thuộc địa của Anh. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Tanganyika lại tiếp tục bị đặt dưới quyền cai trị của Anh nhưng phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân nổi lên mạnh mẽ. Ngày 9-12-1961, phong trào đấu tranh của nhân dân thắng lợi, thực dân Anh buộc phải trao trả độc lập cho Tanganyika. Zanzibar: Thế kỷ thứ 15, Bồ Đào Nha chiếm Zanzibar. Thế kỷ 19, người Arập ( Cậu bé thổ dân Masai Chính trị: Theo Hiến pháp năm 1965, quyền lực chính quyền được tập trung vào tay Tổng thống - được bầu trực tiếp cho nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống sẽ chỉ định 2 phó Tổng thống (một người là Tổng thống của Tuy nhiên, do tình hình thay đổi và dưới sức ép của các lực lượng chính trị, tháng 2/1992, CCM (Đảng Cách mạng Tanzania) đã nhất trí tán thành hệ thống chính trị đa đảng và ngày 17-6-1992 đã thông qua đạo luật cho phép các chính đảng đối lập hoạt động. Tháng 12-2005, Tanzania vừa bầu cử Tổng thống. Ông Jakaya M. Kikwete trúng cử Tổng thống với hơn 80% phiếu bầu, đồng thời là Chủ tịch Đảng Cách mạng Tanzania (CCM - Đảng cầm quyền). Tình hình nội bộ Kinh tế: Kinh tế Tanzania phụ thuộc vào nông nghiệp. Nông nghiệp là nguồn cung cấp chủ yếu cho thu nhập quốc dân và chiếm 85% lượng hàng xuất khẩu, nhưng kỹ thuật canh tác lạc hậu, sản lượng thấp nên hàng năm phải nhập khẩu lương thực... Cơ giới hóa chỉ tập trung ở các nông trường, đồn điền, trang trại của tư bản ngoại quốc. Các công ty của Tanzania nhập gạo của Việt Nam đều đánh giá gạo của Việt nam có chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Cây sisal Nông sản xuất khẩu chủ yếu của Tanzania là sisal (là một loại cây nhiệt đới, lá cây dùng để bện dây thừng và lợp nhà) với sản lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới. Ngoài ra còn có cà phê Arabica, bông, đinh hương, cùi dừa, hạt điều, thuốc lá, mía... Rừng cũng là một nguồn lợi lớn của Tanzania với sản lượng khai thác hàng năm hơn 30 triệu m3 gỗ. Về khoáng sản, Tanzania có kim cương, vàng, thiếc, magne, niken, than đá. Tanzania chủ trương phát triển công nghiệp nhẹ, trước hết là công nghiệp địa phương, nhằm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nhưng trên thực tế Tanzania phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ và các nước công nghiệp phát triển khác về phương tiện máy móc, kỹ thuật. Những năm gần đây Tanzania gặp nhiều khó khăn về kinh tế do nạn hạn hán ở khu vực gây ra. Núi Kilimanjaro cao nhất châu Phi Một vài số liệu kinh tế:
Quan hệ Tanzania - Việt Nam: Hai nước lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ ngày 14-2-1965. Việt Nam lập cơ quan đại diện ở Dar es Salaam năm 1966 và rút sứ quán năm 1984 do khó khăn về kinh tế. Tháng 11-2003, Việt Nam mở lại Đại sứ quán tại Tanzania. Đoàn cấp cao Tanzania vào Việt Nam gần đây nhất là đoàn Tổng thống Tanzania, Benjamin W. Mkapa (12-2004); đoàn Thủ tướng Tanzania Edward Ngoyai Lowassa (9-2006) Hai bên đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ và Thỏa thuận thành lập Ủy ban hỗn hợp giữa Chính phủ hai nước. Thương mại: Trao đổi thương mại năm 2005: khoảng 18,56 triệu USD. Giá trị nhập khẩu vào Việt Nam từ Tanzania: 2,256 triệu USD; mặt hàng chính: hạt điều, bông, gỗ… Giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Tanzania: 16,3 triệu USD, mặt hàng chính: hàng dệt may, cao su, gạo, phụ tùng, linh kiện điện tử, máy tính… Nguồn: http://www.mofa.gov.vn (Ngọc Hà, Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại, ngày 6-9-2006) |
Copyright by © 2005 Vietnam Ministry of Foreign Affairs - Office in HCM City Email: Banbientap@mofahcm.gov.vn |