Quan hệ hợp tác Việt Nam - Slovakia |
Năm 1993, Slovakia tách khỏi Liên bang Tiệp Khắc. Việt Nam và Slovakia đã tuyên bố kế thừa các mối quan hệ giữa Việt Nam và Tiệp Khắc trước đây, lấy ngày 2-2-1950 là ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. Sau khi tuyên bố độc lập, Slovakia đã mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Tuy nhiên, ngày 30-6-2004 Slovakia đã đóng cửa Đại sứ quán vì lý do tài chính. Hiện nay, Đại sứ quán Slovakia tại Bangkok (Thái Lan) kiêm nhiệm Việt Nam. Do điều kiện tài chính, Việt Nam vẫn chưa mở Cơ quan đại diện tại Slovakia. Trước đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Czech kiêm nhiệm Slovakia. Từ tháng 4-2000 đến nay, chuyển sang Đại sứ quán ở Vienna (Áo) kiêm nhiệm Slovakia. Những hiệp định kế thừa: Kế thừa quan hệ hữu nghị vốn có, hai bên thỏa thuận tiếp tục thực hiện một số hiệp định ký từ thời Slovakia còn trong Liên bang Tiệp Khắc như:
Hiệp định ký từ 1994 đến nay: Hai bên đã ký một số hiệp định để tạo khung pháp lý cho giai đoạn hợp tác mới như:
Trao đổi các đoàn cấp cao giữa Việt Nam và Slovakia: Phía Việt Nam:
Phía Slovakia:
Quan hệ hai nước trong những năm gần đây: Về chính trị: Hai bên đều coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống đã được xây dựng từ trước đây. Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể của hai bên cho nên chưa được phát triển như mong muốn. Hiện nay hai bên không có cơ quan đại diện thường trú ở hai Thủ đô, cho nên việc trao đổi tiếp xúc có khó khăn, đặc biệt là trong việc giải quyết công tác lãnh sự. Về kinh tế: Quan hệ kinh tế chưa được phát triển như mong muốn do tiềm năng và nhu cầu của hai bên chưa thuận lợi, nhưng vẫn duy trì được mức độ thương mại khoảng trên dưới 20 triệu USD/ năm, trong đó Việt Nam xuất sang Slovakia khoảng 18-19 triệu USD, nhưng chủ yếu thông qua thị trường EU. Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may, thực phẩm, nông, hải sản và nguyên liệu, nhập khẩu một số hóa chất và thiết bị lẻ. Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Slovakia được thành lập năm 1997, tháng 4-2001 Ủy ban đã họp kỳ 2 tại Bratislava. Các lĩnh vực cụ thể có thể hợp tác như trong ngành năng lượng (sử dụng năng lượng hạt nhân), công nghiệp chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng (máy xây dựng, máy làm đường, thiết bị thủy lực, máy cày, máy dệt, Việt Nam mua và cải tiến một số thiết bị quốc phòng của Slovakia), công nghiệp hóa chất và công nghiệp dược (sản xuất thuốc chữa bệnh và cung cấp trang thiết bị y tế…), công nghiệp chế biến da và sản xuất giầy da, giao thông vận tải (hiện đại hóa ngành đường sắt), xây dựng (hợp tác thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng), nông nghiệp và thực phẩm (công nghệ bảo quản và chế biến rau quả, liên doanh xây dựng nhà máy bia ở Việt Nam). Các chương trình hợp tác kinh tế - thương mại hiện thời mang định hướng, để thực hiện được, đòi hỏi doanh nghiệp hai nước phải xúc tiến các dự án cụ thể. Người Việt Nam tại Slovakia: Số người Việt Nam cư trú tại Slovakia có khoảng trên dưới 2.000 người. Đã thành lập được Hội người Việt Nam tại Slovakia, Hội Doanh nghiệp, Câu lạc bộ Cựu chiến binh, Câu lạc bộ Người cao tuổi và Câu lạc bộ Phụ nữ. Hàng năm, Slovakia cấp từ 2-3 học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có hơn 10 sinh viên và nghiên cứu sinh tại Slovakia. (Phòng Lễ tân, Sở Ngoại vụ TPHCM, ngày 17-10-2006) |
Copyright by © 2005 Vietnam Ministry of Foreign Affairs - Office in HCM City Email: Banbientap@mofahcm.gov.vn |