Thông tin cơ bản về Cộng hòa Phần Lan |
Phần Lan đã nhiều năm liên tục được Diễn đàn Kinh tế thế giới bình chọn là một trong những nước có nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Phần Lan là một nước cộng hòa, gia nhập Liên minh Châu Âu vào năm 1995.
|
Địa lý
Nằm ở Bắc Âu, giữa vĩ tuyến 60 và 70 độ Bắc. Một phần tư tổng diện tích nằm ở phía Bắc vòng Bắc Cực. Phần Lan tiếp giáp với các nước Thụy Điển, Na Uy và Nga trên đất liền, và Estonia ở bên kia Vịnh Phần Lan.
Diện tích: 338.144 km2.
Diện tích mặt nước chiếm 10%, 69% rừng, 8% đất canh tác. Phần Lan có 188.000 hồ và 179.584 hòn đảo (98.050 hòn đảo trong số đó nằm trên các hồ). Quần đảo lớn nhất châu Âu nằm ở bờ biển phía Tây Dân số Phần Lan là 5,3 triệu người.
Về diện tích Phần Lan đứng thứ sáu ở châu Âu, với mật độ thấp 15,5 dân trên một cây số vuông. Khoảng hai phần ba hiện sống ở vùng đô thị, một phần ba còn lại sống ở vùng nông thôn. Về mặt dân tộc, Phần Lan hiện là một đất nước khá thuần nhất. Cộng đồng người nước ngoài chiếm khoảng hơn 2% dân số. Nhóm người nhập cư đông nhất là Ngôn ngữ: tiếng Phần Lan, tiếng Thụy Điển.
Thủ đô: Chế độ chính trị
Tổng thống: Tarja Halonen
Thủ tướng: Matti Vanhanen Đứng đầu nhà nước là Tổng thống của nước cộng hòa, được dân trực tiếp bầu ra cho mỗi nhiệm kỳ sáu năm. Theo Hiến pháp Phần Lan, nghị viện bao gồm 200 thành viên được bầu cho mỗi nhiệm kỳ bốn năm. Ba đảng lớn là Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Trung tâm, và Đảng Liên hiệp Dân tộc bảo thủ. Trong Chính phủ thường có hai trong số ba đảng lớn nhất và sự kết hợp đại diện của các đảng nhỏ hơn.
Trong chính sách đối ngoại, Phần Lan ủng hộ sự phát triển bền vững, ổn định và an ninh trong cộng đồng quốc tế và nỗ lực nâng cao vị trí quốc tế của Phần Lan. Là thành viên tích cực của Liên minh châu Âu, Phần Lan luôn ủng hộ việc tăng cường hơn nữa một chính sách an ninh và đối ngoại chung của Liên minh, kiên định tiến trình mở rộng Liên minh. Ngày giành độc lập từ đế chế Nga: 29-3-1809
Tuyên bố độc lập: ngày 6-12-1917 Tổng thu nhập quốc dân: 190.862 triệu USD
Thu nhập bình quân đầu người: 36.217 USD/người
Đơn vị tiền tệ: đồng euro Khí hậu
Cũng như nhiều nước châu Âu, Phần Lan được hưởng sự giao mùa, đặc trưng là một mùa hè ấm áp nhưng ngắn ngủi, một mùa đông tuyết phủ. Khí hậu độc đáo của Phần Lan thu hút khá nhiều du khách mỗi năm. Những hoạt động như đi bằng xe tuần lộc kéo hay xe trượt tuyết đã khiến cho mùa đông trở nên thời gian thu hút nhiều khách nước ngoài nhất.
Mùa đông kéo dài, phía Đông và phía Bắc Phần Lan luôn có nhiều tuyết. Tuy nhiên, trong mọi điều kiện thời tiết, đường sá và các phương tiện công cộng vẫn vận hành bình thường. Lịch sử
Thời người Thụy Điển thống trị: từ năm 1249 đến năm 1809.
Thời kì đế chế Nga: Thụy Điển bị thua trong cuộc chiến với Nga hoàng và Phần Lan trở thành công quốc tự trị thuộc Nga.
Nội chiến và giành độc lập: Sau Cách mạng tháng 10, Liên Xô trao trả độc lập cho Phần Lan.
Nền cộng hòa mới: Ngày 06/12/1917, Phần Lan tuyên bố độc lập và năm 1919 Hiến pháp hiện nay của Phần Lan được thông qua và Phần Lan trở thành một nước Cộng hòa.
Chiến tranh thế giới thứ 2: Năm 1939, cuộc chiến tranh "Mùa Đông" nổ ra giữa Liên Xô và Phần Lan. Phần Lan thất bại và phải ký hòa ước với Liên Xô năm 1940, chấp nhận nhượng cho Liên Xô 10% lãnh thổ phía Đông. Khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, Phần Lan liên minh với Đức tấn công Liên Xô nhằm lấy lại phần đất bị mất. Năm 1944, Phần Lan rút khỏi cuộc chiến tranh và theo “Thỏa ước đình chiến”, phải bồi thường 300 triệu USD (theo tỉ giá thời đó) bằng hàng hóa được trả trong vòng 6 năm và phải nhượng thêm cho Liên Xô phần đất Petsamo trên bờ biển Bắc cực. Năm 1948, Phần Lan ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Giúp đỡ lẫn nhau với Liên Xô đồng thời thực hiện chính sách trung lập, đứng ngoài vòng tranh chấp của các siêu cường. Tôn giáo
Đa số người Phần Lan theo phái Phúc Âm Lu-ti (khoảng 80,7%). Với khoảng 4,3 triệu tín đồ, nhà thờ Phúc Âm Lu-ti là một trong những nhà thờ lớn nhất thế giới thuộc dòng này. Phần còn lại theo đạo Tin lành, Công giáo, đạo Hồi và Do Thái. Có khoảng 15,9% dân số không theo tín ngưỡng nào. Cấu trúc gia đình
Các gia đình Phần Lan xây dựng trên cơ sở gia đình hạt nhân. Quan hệ theo hướng đại gia đình rất hiếm. Theo UNICEF, trẻ em ở Phần Lan nhận được sự chăm sóc rất tốt, đứng thứ 4 trên thế giới. Y tế
Bình quân, có 1 bác sĩ cho khoảng 307 người dân. 18,9% chi phí y tế do các gia đình chi trả và 76,6% do bảo hiểm và nhà nước chi trả. Phần Lan chỉ cấp phép cho khoảng 800 nhà thuốc hoạt động. Tuổi thọ trung bình: phụ nữ là 82 tuổi và nam giới là 75 tuổi.
Tỉ lệ người hút thuốc: rất thấp chỉ chiếm khoảng 26% (nam), 19% (nữ) dân số. Kinh tế
Nền kinh tế Phần Lan rất mở, chuyên sâu, và liên kết. Liên kết và hợp tác trong cả xã hội và kinh doanh và đặc biệt giữa các ngành với các trường đại học đã được chứng minh là quan trọng, nhất là trong việc phát triển công nghệ thông tin liên lạc mới.
Phần Lan hội nhập cao vào nền kinh tế thế giới, thương mại quốc tế chiếm 1/3 GDP. Liên minh châu Âu chiếm 69% tổng kim ngạch ngoại thương, trong đó các đối tác chính là Đức, Nga, Thụy Điển, Anh… Khu vực kinh tế tư nhân sử dụng khoảng 1,8 triệu lao động, đa số trong ngành dịch vụ. Tỉ lệ phụ nữ có việc làm tương đối cao. Tỉ lệ có việc làm là 68%. Tỉ lệ thất nghiệp đầu năm 2008 chiếm 6.8%. Khu vực dịch vụ đóng góp: 65,7%. Sản xuất chiếm 31,4%, sản xuất thô chiếm 2,9%. Ngành công nghiệp lớn nhất là điện tử (chiếm 21,6%), máy móc, phương tiện giao thông, sản phẩm máy cơ khí (21,1%), lâm nghiệp (13,1%) và hóa chất (10,9%). Phần Lan có nhiều gỗ, khoáng sản và nước tinh khiết. Ngành lâm nghiệp, giấy và nông nghiệp được trợ cấp khoảng 3 tỷ euro mỗi năm. Theo so sánh của OECD, sản xuất kỹ thuật cao ở Phần Lan đứng thứ hai sau Các công ty lớn nhất Phần Lan gồm: Nokia, Stora Ensso, Công ty dầu khí Neste.... Gíao dục và khoa học
Thành tựu giáo dục ở Phần Lan tăng lên đáng kể trong suốt những năm 1990. Số lượng sinh viên các trường đại học và các cơ sở giáo dục cao đẳng khác tăng lên đáng kể, và ngày nay thế hệ trẻ là những người được giáo dục cao, xét theo mọi tiêu chuẩn. Đất nước này đã chứng tỏ sự năng động phi thường và sự gắn kết xã hội cao.
Phần Lan có 200 tờ báo, 320 tạp chí, 2.100 tạp chí chuyên môn và 67 đài phát thanh thương mại, 5 đài phát thanh công. 79% người dân dùng Internet. Trẻ em đi học từ 7 tuổi, bậc tiểu học 6 năm, trung học cơ sở 3 năm. Sau khi học xong trung học, thanh niên có thể đi làm. Tỉ lệ học sinh học trường tư khá thấp so với các nước phát triển khác, chỉ khoảng 7%. Các nhà nghiên cứu Phần Lan đi đầu trong các ngành như cải tạo rừng, vật liệu mới, môi trường, mạng lưới nơ-ron thần kinh, nghiên cứu não, công nghệ sinh học, công nghệ gien và truyền thông. Phần Lan là nước phát triển cao về nghiên cứu khoa học. Năm 2005, Phần Lan có số lượng tài liệu khoa học xuất bản nhiều thứ 4 thế giới. Năm 2007, có khoảng hơn 1.800 bản quyền được đăng ký mới tại đây. Năng lượng
Sản xuất năng lượng của Phần Lan chính là sự hợp tác sản xuất tiên tiến ra điện và nhiệt, và sự đóng góp cao của năng lượng sinh học trong sản xuất điện. Nhờ có sự hợp tác sản xuất điện và nhiệt, tỷ lệ năng lượng trong nhiên liệu được sử dụng rất cao ở Phần Lan. Khoảng hơn một phần ba điện năng sản xuất ra được dẫn đến hệ thống sưởi nóng ở các quận, và các khu công nghiệp. Tỷ lệ năng lượng sinh học trong sản xuất điện, khoảng 12%, cũng là cao nhất trong tất cả các nước công nghiệp. Phần Lan có 4 lò phản ứng tư nhân sản xuất 18% năng lượng tiêu thụ của cả nước. Nhà máy hạt nhân Olkiluoto với hai bộ phận chính, đang hoàn thiện bộ phận thứ 3, dự báo sẽ trở thành lò phản ứng hạt nhân thứ năm của Phần Lan vào năm 2011.
Phần Lan là nước có giá điện công nghiệp thấp nhất trong khu vực EU. Ngành công nghiệp và xây dựng tiêu thụ khoảng 51%, một chỉ số khá cao phản ánh nền công nghiệp của Phần Lan. Các nguồn hydrocarbon của Phần Lan chủ yếu lấy từ than bùn và gỗ, trong khi nước láng giềng là Na Uy có dầu lửa và Đa phần nguồn cung năng lượng từ tài nguyên hóa thạch được đảm bảo chẳng hạn như than, dầu và khí tự nhiên. Phần Lan cũng là nước đi đầu trong sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh: gỗ đốt trong công nghiệp, gỗ đốt trong tiêu dùng, rác công nghiệp (là 25% so với tỉ lệ trung bình của Liên minh Châu Âu là 10%). Khoảng 5-17% nguồn điện được nhập từ Nga, Thụy Điển và Na Uy. Phần Lan hiện đang tự điều chỉnh để phù hợp với các quy định khí thải theo Nghị định thư Công nghiệp
Nền công nghiệp nước này đã phát triển từ năm 1945. Các công ty nổi tiếng thế giới về điện tử có Dicro Oy, công ty truyền thông Evia Oyi và công ty điện thoại di động nổi tiếng Nokia. Phần Lan vẫn có một số ngành công nghiệp nặng. Ngành công nghiệp đóng tàu đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Phần Lan. Hiện tại con tàu lớn nhất thế giới được đóng từ xưởng của Phần Lan. Ngành lâm nghiệp tương đối quan trọng và phát triển khá tốt. Văn hóa
Phần Lan là nước giàu về văn hóa. Người Phần Lan thường ít tán chuyện gẫu, rất chân thật và thẳng thắn. Hiện vẫn còn nhiều khác biệt giữa giọng nói và tính cách người dân các vùng miền, đặc biệt là sự khác nhau trong sử dụng từ và giọng điệu. Các nhóm dân tộc thiểu số như Sami, Phần Lan - Thụy Điển, Romani, Tatar đều giữ lại truyền thống văn hóa riêng của mình.
Ẩm thực
Ở Phần Lan, bữa ăn chính của gia đình là bữa sáng. Các món cháo đặc luôn được ưa chuộng, nhiều gia đình cũng thích ngũ cốc, sữa chua, sữa, và bánh mì. Phần Lan là một nước dẫn đầu thế giới về tiêu thụ cà phê, nhưng trà đang dần có chỗ đứng. Ngoài nước ra, nhiều người cũng dùng sữa, sữa tách bơ, hay bia trong bữa ăn.
(T.Tiên, Sở Ngoại vụ TPHCM, ngày 25-5-2009) Nguồn: www.visitfinland.com http://en.wikipedia.org/wiki/Finland http://www.finland.org.vn/public/default.aspx?culture=vi-VN&contentlan=31)
|
Copyright by © 2005 Vietnam Ministry of Foreign Affairs - Office in HCM City Email: Banbientap@mofahcm.gov.vn |