Công cụ làm việc cá nhân

    Tìm kiếm

    


...

Nền kinh tế Hàn Quốc


 

Bản đồ Hàn Quốc

A. Vài nét về Hàn Quốc:

  • Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Bắc Châu Á, phía Nam bán đảo Triều Tiên. Phía Đông, Tây và Nam giáp biển. Phía Bắc giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
  • Khí hậu: Ôn đới, 4 mùa rõ rệt.
  • Diện tích: 99.392 km2
  • Dân số: 48.846.823 người (số liệu tháng 6 – 2006)
  • Dân tộc: Chỉ có một dân tộc là dân tộc Hàn (Triều Tiên)
  • Ngôn ngữ: Tiếng Hàn (Triều Tiên)
  • Đơn vị tiền tệ: Đồng Won (KRW)
  • Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Tổng thống Roh Moo Huyn

 

Kim chi là món ăn truyền thống của Hàn Quốc

 

Phụ nữ Hàn Quốc trong trang phục truyền thống

 

B. Nền kinh tế Hàn Quốc:

Hàn Quốc là một đất nước nghèo tài nguyên, trước thập niên 60 của thế kỷ XX vẫn là một đất nước chưa phát triển. Nhưng bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ XX, kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, đến giữa thập niên 80 đã trở thành nước công nghiệp phát triển mới (NICS). Đặc điểm của nền kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế thị trường nhưng sự điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng.

Tăng trưởng GDP: Năm 2005, mức tăng trưởng GDP của Hàn Quốc là 3,9% với tổng số 801,2 tỷ USD, mức thu nhập bình quân theo đầu người là 20.400 USD/năm. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đóng góp 3,7% GDP, công nghiệp là 40,1% và dịch vụ là 56,3%. Riêng lĩnh vực công nghiệp, tốc độ tăng trưởng là 7,3% trong năm 2005.

 

Phía Bắc Seoul nhìn từ trên cao

Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát năm 2005 tăng 2,6%, thấp hơn so với năm 2004 là 3,6%. Trong giai đoạn 2004 đến 2006, mục tiêu của chính phủ Hàn Quốc là duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức 2,5 đến 3,5%.

Tỷ lệ thất nghiệp: Năm 2005 là 3,7%, bằng năm 2004 (cũng 3,7%)

Tổng kim ngạch mậu dịch: Xuất khẩu đạt 288,2 tỷ USD, nhập khẩu là 256 tỷ USD (năm 2005).

 

Một khu phố bán hàng ban đêm ở Seoul

Xuất khẩu chủ yếu sang: Trung Quốc (tỷ lệ 19,6%), Hoa Kỳ (17%), Nhật Bản (8,6%), Hong Kong của Trung Quốc (7,1%) (số liệu năm 2004).

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: Linh kiện bán dẫn, thiết bị viễn thông, động cơ mô tô, ô tô, máy vi tính, thép, tàu biển, chất hóa dầu…

Nhập khẩu chủ yếu từ: Nhật Bản (tỷ lệ 20,6%), Trung Quốc (13,2%), Hoa Kỳ (12,9%) Arabia Saudi (5,3%) (số liệu năm 2004).

Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu: Máy móc, kỹ nghệ điện tử và thiết bị điện tử, dầu mỏ, thép, thiết bị vận tải, các loại hóa chất, chất dẻo…

Cán cân thanh toán: Số dư tài khoản thanh toán năm 2005 là 14,32 tỷ USD.

 

Busan là thành phố cảng lớn nhất của Hàn Quốc

Nợ nước ngoài: Tính đến 30-6-2005, nợ nước ngoài của Hàn Quốc là 188,4 tỷ USD. Năm 2004, nợ nước ngoài của Hàn Quốc là 178 tỷ USD.

Dự trữ ngoại tệ và vàng: 210,4 tỷ USD (năm 2005)

Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá của đồng Won so với USD: 1.024,1 (2005), 1.145,3 (2004), 1.191,6 (2003), 1.251,1 (2002); 1.291 (2001)

Chi tiêu ngân sách: Năm 2004 chính phủ Hàn Quốc thực thi chính sách tiết kiệm ngân sách. Để thúc đẩy sự hồi phục của nền kinh tế, chính phủ Hàn Quốc tăng nhanh chi tiêu ngân sách (khoảng 55%) cho những đề án thích hợp (gồm các quỹ quốc gia và những công ty thuộc sở hữu nhà nước). Đến năm 2005, nền kinh tế Hàn Quốc cho thấy những dấu hiệu hồi phục rõ rệt, thông qua việc hoạch định sớm các nguồn tài chính, cụ thể là bằng việc hình thành những quỹ đầu tư công.

Chính sách tiền tệ: Nhờ vào sự tham khảo từ phía chính phủ, Ngân hàng Quốc gia Hàn Quốc chủ động hạn chế được những rủi ro. Chính phủ Hàn Quốc cố gắng kiểm soát tình trạng lạm phát trong phạm vi ổn định tình hình giá cả năm 2005 và 2006.

 

Bãi biển ở đảo Jeju

Cải cách cơ cấu: Tháng 2-2003, Tổng thống Roh Moo Hyun công bố chính sách và mục tiêu kinh tế mới: về lâu dài, xây dựng ổn định và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên; biến Hàn Quốc thành một trung tâm kinh doanh của khu vực Đông Bắc Á; đổi mới quản lý chính phủ; tăng quyền lực cho chính quyền địa phương; cân bằng sự phát triển giữa các khu vực địa lý, xây dựng hệ thống phúc lợi tập thể với việc giảm bớt khoảng cách giàu nghèo; cải cách chế độ lao động; cải cách khu vực nông nghiệp - thủy hải sản; lấy khoa học và kỹ thuật là trọng tâm; xây dựng thủ đô hành chính mới.

 

Nguồn: http://www.apec.org

http://www.mofa.gov.vn

http://www.mofat.go.kr

http://www.korea.net

 

 (Hà Vân, Sở Ngoại vụ TPHCM, ngày 30-6-2006)

 


Các tin liên quan:
Tạo bởi thanhdm
Cập nhật 12-10-2006