Dĩ bất biến, ứng vạn biến |
Trong quá trình 25 năm đổi mới, đổi mới chính sách đối ngoại đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, công cuộc hòa hợp và hòa giải dân tộc. Phóng viên Báo SGGP đã có dịp gặp gỡ với đồng chí Vũ Hắc Bồng, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ TPHCM nghe ông kể về những ngày tháng mang tính lịch sử đối với vận mệnh đất nước.
|
Từ bạn đến đối tác tin cậy Công cuộc đổi mới của đất nước bắt đầu từ năm 1986, riêng thời điểm đánh dấu đổi mới trong chính sách đối ngoại bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc khóa VII. Từ khóa VI chúng ta bắt đầu mày mò, tìm kiếm con đường ngoại giao thích hợp để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ. Từ Đại hội VII, Đảng ta chủ trương Việt Vào thời điểm đó, Đảng và Nhà nước khẳng định tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình đổi mới chính sách đối ngoại là như Bác Hồ đã dạy: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Dĩ bất biến đối với 3 mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội. Ứng vạn biến: sáng tạo, năng động, phù hợp tình hình Việt Ứng vạn biến đặt ra yêu cầu phải nắm được đối tác và đối tượng. Có những bạn bè đối tác nhưng cũng có những quốc gia là đối tượng. Cũng có những quốc gia vừa là đối tác vừa là đối tượng khi họ với ta còn có những bất đồng, khoảng cách. Vì vậy, trách nhiệm của đối ngoại là nắm rõ từng quốc gia để vừa hợp tác với đối tác vừa đấu tranh với đối tượng. Về hình thức ngoại giao, Đảng và Nhà nước chủ trương ngoại giao không chỉ là chính trị, mà còn là để phát triển kinh tế, giới thiệu văn hóa, đảm bảo quốc phòng an ninh. Vì vậy, chủ thể tham gia công tác đối ngoại gồm Nhà nước, Đảng, các tầng lớp nhân dân. TPHCM sớm xác định tầm quan trọng của công tác đối ngoại nên tổ chức và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại ngay khi tiếp quản TP. Đây là chủ trương mới của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, vì vậy trong Ban Quân quản TP đã có người phụ trách đối ngoại. Đó là ông Hoàng Bích Sơn, sau này là Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Từ đó, tạo ra xu thế ngoại giao liên tục từ cấp Nhà nước, Đảng và nhân dân. Rồi các hội hữu nghị, nhà hữu nghị ra đời góp phần vào chính sách thúc đẩy ngoại giao nhân dân. Cơ quan đơn vị nhà nước và đoàn thể đều có chức năng hoặc bộ phận làm lễ tân, nếu không có phòng ban thì cũng có người phụ trách đối ngoại. Có thể nói tư duy đối ngoại quán triệt ngay từ đầu trong các cơ quan ban ngành. Sau này, càng ngày càng rõ mục đích đối ngoại trong phát triển kinh tế, TP lại chủ động thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại. Sự năng động của TP còn được thể hiện ở việc chủ động xây dựng nguồn nhân lực. TP đã tự đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ngoại giao bằng việc thành lập Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng kiến thức ngoại giao và ngoại ngữ. Trung tâm không chỉ đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan chuyên môn mà còn cho các đơn vị kinh tế, giáo dục… Khi lệnh cấm vận của Mỹ áp đặt lên Việt Tôi còn nhớ câu chuyện cởi trói trong chính sách đối ngoại của TP. Năm 1983, tôi về Sở Ngoại vụ được một năm, TP tổ chức lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9 và chỉ mời đại diện các nước XHCN, trong khi Pháp có lãnh sự quán tại đây từ năm 1975, nhân Quốc khánh của ta họ cũng gửi điện mừng nhưng ta lại không mời. Lúc đó, chúng tôi có kiến nghị TP mời đại diện Lãnh sự Pháp vì Pháp có quan hệ ngoại giao với ta. Sau khi thảo luận, TP đã đồng ý mời nhưng vì quyết định quá muộn nên để đảm bảo nguyên tắc lịch sự ngoại giao, ta đành không mời bạn Pháp. Nhưng từ năm đó trở đi, thông lệ chung bất thành văn là nhân Quốc khánh hay các ngày lễ lớn, ta đều mời tất cả các cơ quan đại diện ngoại giao tại TP đến dự. Điều đó cho thấy TP đã năng động trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, thực hiện đúng phương châm: Việt Thành công lớn của TP nói riêng và cả nước nói chung đó là ta tiếp nhận có hiệu quả chủ trương của Đảng để chủ động chuyển vấn đề di tản vô chính phủ sau chiến tranh thành chương trình ra đi có trật tự. Đây là một quyết định rất sáng suốt và mang tính nhân đạo. Ta đã bố trí cho 50 vạn người dân đi sang Mỹ có trật tự, 50 vạn người sang 28 nước khác. Nhưng vào thời điểm đó, có nhiều ý kiến phản đối gay gắt cho rằng đây là hòa hoãn với Mỹ, để hàng loạt người ra đi bỏ Tổ quốc. Một số nhóm có lợi ích, mất ăn phản đối nhiều nhất vì người ra đi có trật tự thì họ không ăn được tiền của người đi vượt biên. Cuối cùng, quốc tế hoan nghênh và cho rằng đó là chính sách nhân đạo của Việt Vũ Hắc Bồng (nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ TPHCM) (Theo SGGP) |
Copyright by © 2005 Vietnam Ministry of Foreign Affairs - Office in HCM City Email: Banbientap@mofahcm.gov.vn |