Thông tin cơ bản về Vương quốc Morocco
Quốc kỳ
Bản đồ
Địa lý:
Vị trí địa lý: Morocco nằm ở Bắc Phi, giáp biển Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, kề bên Algeria và Tây Sahara.
Tên của
Diện tích: 458.730 km2 (nếu tính cả vùng tranh chấp là 710.850 km2).
Dân số: 34,343 triệu (tháng 5/2008)
Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arab là quốc ngữ, ngoài ra tiếng Pháp và Tây Ban Nha được sử dụng rộng rãi.
Tôn giáo: Đạo Hồi chiếm 98%, 1% theo Công giáo.
Thủ đô: Rabat.
Trên đường phố
Thành phố lớn nhất: Casablanca.
Trung tâm thành phố
Dãy núi chính: Dãy Atlas, kéo dài 700 km, đỉnh cao nhất là đỉnh Toubkal cao 4.165m
Dãy Atlas
Những con sông chính: Moulouya, Sebou, Oum Er Rbia, Tensift, Souss…
Khí hậu: Vùng ven biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương khí hậu ôn hòa, càng đi về phía Nam, khu vực cận sa mạc và sa mạc Sahara khí hậu càng nóng và khô. Tại Rabat, nhiệt độ trung bình tháng giêng là 13 độ C, tháng 7 là 23 độ C.
Đồi cát sa mạc
Về mặt hành chính, lãnh thổ được chia thành 17 vùng (wilayas), 13 thành phố và 49 tỉnh. Năm 2002, phong trào phi tập trung hóa một lần nữa được đưa ra với việc thông qua Luật mới về công xã. Các đơn vị hành chính địa phương (xã, tỉnh, thành phố, vùng) do những người được bầu lãnh đạo có vị trí ngày càng tăng trong hoạch định các chính sách phát triển địa phương.
Đơn vị tiền tệ: Dirham
Quốc khánh: 30/7/1999 (ngày Vua Mohammed VI lên ngôi).
2. Lịch sử:
Mảnh đất
Trong thời kỳ đế chế La
Thế kỷ thứ VII sau Công nguyên, đạo Hồi trở nên hùng mạnh. Năm 670, những tín đồ Hồi giáo đầu tiên chinh phục vùng Bắc Phi, trong đó có
Vương quốc Morocco hình thành vào thế kỷ 11 với một nền thương mại rất phát triển, có quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia châu Âu, Trung Cận Đông và các nước châu Phi.
Từ 1901, thực dân Pháp xâm lược Morocco. Năm 1912, Pháp, Tây Ban Nha ký Hiệp ước Madrid cùng nhau chiếm đóng Morocco. Cũng vào năm 1912 với Hiệp ước Fès, Morocco trở thành xứ bảo hộ của Pháp, nhưng phía Bắc vẫn do Tây Ban Nha kiểm soát.
Trước cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Morocco, Pháp phải công nhận độc lập của Morocco (7/4/1955) và sau đó đến lượt Tây Ban Nha công nhận (7/4/1956).
Ngày 14/8/1957 Vua Mohamed V lập Vương quốc Morocco. Khi Mohamed V chết, con trai là Hassan II lên thay. Sau khi Vua Hassan II chết, con trai là Mohammed VI lên ngôi vua và trị vì từ tháng 7/1999.
Lăng mộ của Vua Mohamed V
3. Chính trị:
Thể chế: Quân chủ lập hiến và đa nguyên chính trị. Vua có thực quyền.
Lãnh đạo đất nước:
Vua: Mohammed VI (lên ngôi sau khi vua Hassan II từ trần vào ngày 23/7/1999)
Thủ tướng: Abbas El Fassi (từ ngày 19/09/2007)
Kể từ khi độc lập, đất nước đã có 5 Hiến pháp. Vua là chỉ huy tối cao các lực lượng quân đội và chỉ đạo Hội đồng Bộ trưởng. Vua lựa chọn Thủ tướng và bổ nhiệm các Bộ trưởng theo đề xuất của Thủ tướng. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Vua và Nghị viện. Ngoài vai trò chính trị cao nhất, nhà Vua còn nắm tính hợp pháp tôn giáo với tư cách Chỉ huy các Tín đồ và là con cháu của nhà tiên tri. Do vậy hoàng cung vẫn là tác nhân chính trị trung tâm cả trong lĩnh vực an ninh lẫn chính sách kinh tế.
Hiến pháp năm 1996 đã củng cố quyền của Nghị viện và lập ra chế độ hai viện. Nghị viện bao gồm Viện dân biểu (gồm các đại biểu được bầu nhiệm kỳ 5 năm bằng phổ thông đầu phiếu trực tiếp) và Viện cố vấn (được bầu nhiệm kỳ 9 năm bằng phổ thông đầu phiếu gián tiếp).
Đảng phái chính trị:
Các chính đảng hiện nay chiếm đa số ghế trong quốc hội là: Istiqhal (đảng độc lập - một trong 2 đảng cầm quyền), Đảng Công lý và Phát triển ( PJD), Phong trào Nhân dân (MP), Tập hợp Quốc gia của những người Độc lập ( RNI), Liên minh XHCN các lực lượng bình dân (USFP - một trong hai đảng cầm quyền).
Tình hình chính trị - xã hội hiện nay:
Tình hình Morocco nói chung ổn định. Từ khi lên ngôi (7/1999) vua Mohamed VI đã có nhiều cải cách theo hướng dân chủ hóa xã hội, ban hành luật mới về phụ nữ nhằm cải thiện vai trò và điều kiện sống của phụ nữ, được dư luận xã hội hoan nghênh (nhất là trong xã hội Hồi giáo), chú ý giải quyết các vấn đề xã hội, tạo công ăn, việc làm. Tuy nhiên, vào tháng 5/2003 và các tháng 3 và 4/2007 đã nổ ra các vụ khủng bố, do các phần tử khủng bố, hồi giáo cực đoan tiến hành.
4. Kinh tế:
Tài nguyên:
Morocco có trữ lượng phốt phát lớn nhất thế giới, khoảng 54,5 tỷ tấn, chiếm 3/4 trữ lượng thế giới (đứng thứ 2 thế giới về sản xuất khoảng 20 triệu tấn/năm, trong đó xuất khẩu 10 triệu tấn), ngoài ra có sắt, măng gan, chì, thiếc, muối.
Cơ cấu kinh tế:
Nông nghiệp chiếm 15%, Công nghiệp 38,2%, Dịch vụ 46,8% (năm 2007).
Mặt hàng xuất khẩu chính là: phốt phát và phân bón, hàng dệt may, thực phẩm và đồ uống, khoáng sản.
Mặt hàng nhập khẩu chính là: hàng sơ chế, máy và thiết bị, thực phẩm và đồ uống, hàng tiêu dùng, nhiên liệu.
Một số bạn hàng chính: Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Ý, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc, Arab Saudi…
Năm 2007: GDP đạt 72,76 tỷ USD, Tăng trưởng bình quân GDP 2,1%; Bình quân thu nhập đầu người 1.700 USD/năm, Lạm phát 2,1%, Thất nghiệp 15%, Nợ nước ngoài 16,86 tỷ USD.
5. Văn hóa:
Những tấm thảm ở
Lăng mộ Vua Hassan II
Kỹ thuật nấu nướng của người
Gia vị được bày bán ở một khu chợ
6. Đối ngoại:
Morocco là thành viên của Liên hợp quốc và nhiều Tổ chức quốc tế, khu vực như Khối Maghreb (UMA), Phong trào không liên kết (NAM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) v.v…
(H.V., Sở Ngoại vụ TPHCM, ngày 8-12-2008)
Các tin liên quan:
- Họp Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Morocco lần thứ 2 (29-09-2011)
- Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Morocco (26-09-2011)
- Quảng bá vẻ đẹp đất nước Việt Nam ở Morocco (13-11-2010)
- Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Morocco (08-12-2008)
- Tiểu sử Thủ tướng Vương quốc Morocco Abbas El Fassi (08-12-2008)
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp Thủ tướng Morocco Abbas El Fassi (28-11-2008)
Cập nhật 29-12-2008