Vùng Rhône – Alpes (Cộng hòa Pháp)
Vị trí vùng trong nước Pháp
Bản đồ Vùng Rhône-Alpes
Địa lý:
Bao quanh một vùng thung lũng có các sông tự nhiên, là trục ba của hai con sông Saône và Rhône, Vùng Rhône-Alpes trải dài trên một khoảng đất rộng 200km từ Bắc xuống Nam và gần 180 km từ Tây sang Đông. Bao bọc bởi dãy Alpes ở phía Đông và dãy
Về nguồn nước, Rhône-Alpes là một trong những vùng có nguồn nước dồi dào nhất nước Pháp, thích hợp với chính sách sản xuất điện cho một phần tư vùng Đông
Vùng Rhône-Alpes có trên 5 triệu dân sinh sống (chiếm 9,5% dân số cả nước Pháp), là một trong những vùng công nghiệp lớn nhất nước và có khoảng 50 nhà sản xuất đứng đầu thế giới trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Lyon là đầu tàu của một hệ thống dày đặc các đô thị phát triển tương đương nhau: Grénoble, Chambéry, Saint – Etienne,
Vùng Rhône-Alpes hành chính được thành lập từ các vùng lãnh thổ khác nhau: Ain, Ardèche, Drôme, Isère,
Tổ chức:
Cơ quan hành pháp gồm có Hội đồng Vùng, đứng đầu là Chủ tịch, 15 Phó Chủ tịch và 5 ủy viên. Hội đồng Vùng gồm 157 thành viên, có 1 Hội đồng toàn thể với 16 Ban chuyên đề và 1 Ban thường trực. Bên cạnh đó là Hội đồng Kinh tế và xã hội gồm 116 thành viên, có 1 Hội đồng toàn thể, 9 Ban chuyên đề, và 1 văn phòng, giúp đề xuất những giải pháp kinh tế và xã hội cho Hội đồng Vùng.
Lịch sử thành lập Vùng Rhône-Alpes:
Manh nha từ chế độ Cộng hòa III (1870-1940), ý tưởng thành lập Vùng hình thành vào năm 1919 với sự sáng lập “Nhóm kinh tế vùng” của Bộ trưởng Clémentel. Luật ngày 2 tháng 3 năm 1982 ra đời khởi xướng quá trình phân quyền cho địa phương ở Pháp, đã cho Vùng quy chế về lãnh thổ toàn bộ. Cuộc bầu cử Hội đồng Vùng bằng hình thức phổ thông đầu phiếu năm 1986 cụ thể hóa thể chế tự trị trong quản lý các vấn đề của Vùng.
Những cột mốc quan trọng:
1969
Ngày 2-2, Tướng de Gaulle tuyên bố:
“ Sự lên ngôi của Vùng”: đây là sự cải cách lớn nhất mà chúng ta phải đem lại cho nước Pháp”. Dự án này của ông bị người Pháp phản đối.
1972
Sáng lập các cơ sở Cộng đồng Vùng
1982
Các luật phân quyền về địa phương đã cho ra đời Hội đồng Vùng
1983
Những nhà trách chức mới cai quản Vùng: giai đoạn tiếp tục và thử nghiệm
1986
Vùng đã đào tạo được những người quản lý cấp 2, cấp đầu tiên là những người được bầu trực tiếp bằng hình thức phổ thông đầu phiếu
1993
Hoạt động quản lý và đào tạo của Vùng bắt đầu chuyên nghiệp
1997
Vùng Rhône-Alpes trở thành tổ chức có quyền lực
Văn hóa:
Ở Rhône-Alpes có khoảng 200 viện bảo tàng, 300 thư viện, và khoảng 500 rạp chiếu bóng tạo nên một tập hợp giàu có và đa dạng những phương tiện để tiếp cận và phát triển văn hóa một cách sâu bền của Rhône-Alpes.
Vùng Rhône-Alpes là một sáng lập hành chính mới đây. Đó là một liên hiệp các tỉnh có lịch sử và quy chế khác nhau trước Cách mạng Pháp. Những vùng lãnh thổ này có truyền thống thương mại và phần lớn có một nền văn hóa tương đối nhất quán.
Giao thông công cộng:
Ba thành phố lớn nhất Vùng được trang bị tramway và sử dụng một hệ thống xe bus quan trọng. Thành phố lớn nhất là
Phần lớn những thành phố đều có hệ thống xe bus (Valece, Chambéry…) và cũng có những hệ thống xe nội bộ. Vào mùa đông một số các tuyến đường bổ sung được mở để nối liền những thung lũng có trạm trượt tuyết, ví dụ như tuyến nối giữa
Sân bay Saint-Exupéry của Lyon là điểm nối liền những thành phố lớn lân cận.
Kinh tế:
Các sản phẩm chính: rượu vang, fromage (từ vùng núi) và hoa quả (từ thung lũng)
Công nghiệp: Chủ yếu phát triển công nghiệp dệt, cơ khí, hóa dược tập trung quanh Lyon, Saint-Étienne, tại l’Ain và Savoie; cộng đồng đô thị
Vườn nho ở Savoie
Tuy nhiên, đây cũng là một vùng nông nghiệp lớn. Nông nghiệp phát triển đồng đều cả ở trồng trọt và chăn nuôi. Ngành chăn nuôi bò ở l’Ain, núi Alpes và sông Rhône với 1,2 triệu gia súc đứng hàng thứ 7 thế giới và sản xuất sữa đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Ở Drôme và Ardèche, sản xuất chủ yếu là thịt heo và thịt cừu, trong khi La Bresse nổi tiếng về gia cầm.
Trồng trọt phát triển mạnh ở Ain và tả ngạn sông Rhône, chủ yếu là các sản phẩm ngũ cốc, nhất là ngô (700 000 tấn, đứng hàng thứ 5 thế giới). Ngược lại, phía
Những trung tâm thủy điện cung cấp điện cho Isère, Arc, Drac, Romache, la
Đại lộ Colonne - Chambéry
Hoạt động hợp tác:
Văn kiện ký kết:
* Bản Ghi nhớ Hợp tác ký ngày 03/03/1998 giữa Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Hải và Phó Chủ tịch Hội đồng Vùng Rhône-Alpes Richard Cazenave.
Nội dung: Tăng cường quan hệ hữu nghị và phát triển hợp tác song phương, tập trung vào các lĩnh vực phát triển kinh tế, tương trợ cho các cộng đồng cư dân nghèo và trợ giúp kỹ thuật, đào tạo.
* Thỏa thuận hợp tác ký ngày 08/11/2001 giữa Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Hội đồng Vùng Rhône-Alpes Anne-Marie Comparini.
Nội dung: Xác định các lĩnh vực hợp tác ưu tiên gồm giáo dục đào tạo, kinh tế thương mại, y tế và xã hội - từ thiện; định hướng hoạt động cụ thể cho các lĩnh vực hợp tác này.
* Thỏa thuận Hợp tác ký ngày 13/06/2005 giữa Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Hải và Chủ tịch Hội đồng Vùng Rhône-Alpes Jean-Jack Queyranne.
Nội dung: Khẳng định củng cố quan hệ hợp tác, đặc biệt trong các lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị; y tế; giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học; kinh tế thương mại; văn hóa, thể thao; đồng thời đề ra chương trình hoạt động ưu tiên cho giai đoạn 2005-2008.
* Thỏa thuận Hợp tác ký ngày 7/3/2007 giữa Phó Chủ tịch thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài và Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Vùng Rhône-Alpes Bernard Soulage.
Nội dung: Khẳng định củng cố quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực hành chính, quản lý phát triển đô thị, y tế, giáo dục, các chương trình nhân đạo xã hội...
Các đoàn trao đổi:
- Đoàn TPHCM sang vùng Rhône - Alpes:
Đoàn gồm các cán bộ lãnh đạo một số Sở của Thành phố sang làm việc về các dự án hợp tác song phương từ ngày 2 đến 11/7/2006.
- Đoàn vùng Rhône - Alpes sang TPHCM:
Đoàn do 2 Phó Chủ tịch Vùng Bernard Soulage và Jean-Philippe Bayon dẫn đầu sang thăm và làm việc tại TPHCM nhân "Những ngày Vùng Rhône-Alpes tại TPHCM" từ ngày 7 đến 10/3/2007.
Dự án hợp tác:
Quy hoạch đô thị:
Dự án Tái định cư người nghèo quận 2:
Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và tài chính tái định cư cho các hộ nghèo ở 3 phường của quận 2: Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, và Cát Lái.
Dự án Trung tâm Nghiên cứu và Dự báo Đô thị (Centre de Prospective et d’Etudes Urbaines - CPEU):
Ý tưởng của dự án đã được bắt đầu từ khoảng cuối năm 2001, nhưng dự án chỉ thật sự được quan tâm và xúc tiến xây dựng từ cuối năm 2003. Dự án này nhằm thành lập một trung tâm nghiên cứu, tổng hợp và phân tích thông tin phát triển quy hoạch đô thị. Trong giai đoạn 1, các bên đối tác đang xây dựng một chương trình đào tạo cơ bản (đào tạo tại chức) về quy hoạch đô thị cho các đối tượng là cán bộ nhân viên cấp quận, Sở làm công tác quy hoạch đô thị.
Thỏa thuận về dự án đã được ký kết ngày 13/06/2005 giữa Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín và Phó Chủ tịch Hội đồng Vùng Rhône-Alpes Roger Fougères.
Y tế:
Chương trình MIRA (Mobilité Internationale Rhône-Alpes, Asie du Sud-Est) hợp tác giữa Sở Y tế TPHCM và Trung tâm Đại học-Bệnh viện
Phòng chống nhiễm khuẩn: Từ năm 1999 đến nay, chương trình đã tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ cũng như tại Pháp cho các bác sĩ Việt
Giải phẫu bệnh học: Chương trình đào tạo hợp tác giữa Sở Y tế TPHCM – BV Ung bướu và CHU Grenoble, được bắt đầu từ năm 2002. Hình thức thực hiện: Giáo sư của CHU Grenoble đến giảng dạy cho các bác sĩ bệnh viện Ung bướu.
Hỗ trợ cấp cứu tại TPHCM: CHU Grenoble, bệnh viện cấp cứu Trưng Vương và tổ chức HUMACOOP cùng thực hiện dưới sự tài trợ của vùng Rhône-Alpes nhằm hỗ trợ xây dựng một đơn vị đào tạo về cấp cứu, trang thiết bị chuyên ngành, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế và các cơ quan liên quan (hội Chữ thập đỏ, cứu hỏa…)
Giáo dục đào tạo:
Chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao – PFIEV:
Được thành lập năm 1997 theo thỏa thuận ký kết giữa hai chính phủ với sự tham gia của nhiều trường đại học lớn của Pháp. Có 4 đối tác phía Việt
Chương trình các lớp song ngữ: Vùng Rhône-Alpes đỡ đầu chương trình các lớp song ngữ với sự hợp tác của Cơ quan Đại học Pháp ngữ (trường Nguyễn Thị Minh Khai…)
Dự án Đào tạo Kỹ thuật Thương mại và Lạnh Công nghiệp: Giữa Trường Trung học Công nghiệp Thực phẩm và Trường La Martinière (thành phố
Dự án Trẻ em đường phố-Poussière de Vie dưới hình thức Trường Nghiệp vụ Nhà hàng: Trường được khánh thành ngày 28/05/2003, theo quyết định số 1552 QĐUB ngày 22/04/2003. Dự án được thực hiện bởi Sở Lao động Thương binh Xã hội và Tổ chức Tam giác Thế hệ Nhân đạo (Triangle Génération Humanitaire), với tài trợ của vùng Rhône-Alpes. Mục đích dự án: Chuẩn bị cho các em nằm trong diện đối tượng đặc biệt (trẻ đường phố, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ đang được nuôi dưỡng, học tập tại các Trung tâm xã hội, trong các mái ấm, nhà mở…) một trình độ chuyên môn vững vàng, tạo khả năng cho các em tìm được việc làm trong ngành dịch vụ ăn uống sau khi được đào tạo. Hiện dự án đang được chuẩn bị chuyển giao cho phía Việt
(Ban Biên tập Website Sở Ngoại vụ TPHCM, ngày 5-4-2007)
(Nguồn: www.wikipedia.com
Các tin liên quan:
- Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) (18-04-2007)
- Thành phố Lyon (Cộng hòa Pháp) (28-03-2007)
- Thành phố Thẩm Dương (CHND Trung Hoa) (01-02-2007)
- Thành phố Quảng Châu (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) (19-12-2006)
- Thành phố San Francisco (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) (19-12-2006)
- Thành phố Manila (Cộng hòa Philippines) (19-12-2006)
- Thành phố Osaka (Nhật Bản) (19-12-2006)
- Thành phố Matxcơva (Liên bang Nga) (25-08-2006)
- Thành phố Toronto (Canada) (03-07-2006)
- Tỉnh Sverdlovsk (Liên bang Nga) (23-02-2006)
- Kinh đô Phnôm Pênh (Vương quốc Campuchia) (09-12-2005)
Cập nhật 05-04-2007