Quan hệ Việt Nam - Singapore
1. Lịch sử quan hệ:
- Ngày 1-8-1973: Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thăm chính thức Singapore từ ngày 16 đến ngày 17-1-1978. Tháng 12-1991, Đại sứ quán Việt
- Sau khi Việt
2. Các hoạt động trao đổi đoàn:
Các đoàn cấp cao nhất của hai bên đều đã thăm lẫn nhau.
- Các chuyến thăm Singapore gần đây của các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam:
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (tháng 12-2003).
-
Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 3-2004): Hai bên đã ký "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21", tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
-
Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Singapore dự Hội thảo: "Việt Nam, nơi đến của các nhà đầu tư" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam chủ trì ngày 15-3-2001; tham dự Chương trình giao lưu với Thủ tướng Lý Quang Diệu từ ngày 26 đến ngày 29-7-2004; thăm, làm việc và ký kết Hiệp định khung về kết nối Việt Nam – Singapore (từ ngày 5 đến ngày 7-12-2005).
- Các chuyến thăm Việt Nam gần đây của các nhà lãnh đạo cấp cao Singapore:
-
Tổng thống S. R Nathan (tháng 2-2001).
-
Thủ tướng Goh Chok Tong (tháng 3-1994; tháng 12-1998; tháng 3-2003).
-
Thủ tướng Lý Hiển Long (tháng 4-2000 với tư cách Phó Thủ tướng; ngày 6 đến ngày 7-12-2004; ngày 25 đến ngày 26-9-2006).
Ngoài ra các đoàn Bộ, ngành của hai bên cũng thường xuyên có những chuyến thăm và làm việc lẫn nhau để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết.
3. Quan hệ hợp tác:
Quan hệ thương mại - đầu tư:
- Từ năm 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt
- Đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt
- Về đàm phán gia nhập WTO: Việt
- Sáng kiến kết nối Việt Nam – Singapore: Để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, trong chuyến thăm làm việc của Thủ tướng Phan Văn Khải tới Singapore (tháng 3-2004), hai bên đã nhất trí thực hiện sáng kiến kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Singapore do Thủ tướng Goh Chok Tong đưa ra trên 6 lĩnh vực: (i) tài chính, (ii) đầu tư, (iii) thương mại – dịch vụ, (iv) giao thông vận tải, (v) bưu chính viễn thông – công nghệ thông tin, (vi) giáo dục đào tạo.
Theo thỏa thuận, hai bên xây dựng Hiệp định khung về kết nối và 6 phụ lục trong từng lĩnh vực kết nối cụ thể. Về hình thức, các phụ lục có hai mục tiêu: (i) đề xuất các chương trình, sáng kiến, hoạt động kết nối cụ thể kèm khung thời gian thực hiện; (ii) đề xuất các thay đổi về pháp lý, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho cơ quan chính phủ, doanh nghiệp hai nước thực hiện các hoạt động kết nối.
- Ngày 23-2-2005, UBND TPHCM thành lập Văn phòng Đại diện Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch của TPHCM tại Singapore với tên gọi là "Nhà Việt Nam" (Vietnam House in Singapore) với chức năng là một địa điểm giao dịch và cung cấp thông tin, dịch vụ, phục vụ các quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam với Singapore và các nước.
Quan hệ giáo dục và văn hóa:
Hợp tác về giáo dục và văn hóa ngày càng được tăng cường và mở rộng. Singapore tích cực giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, phát triển nhân lực, mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực Singapore có thế mạnh như tài chính, du lịch, ngân hàng, hoạch định chính sách trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
- Tháng 8-1997, Singapore và Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật tại tỉnh Bình Dương nhằm đào tạo công nhân kỹ thuật cho các khu chế xuất. Singapore đóng góp 3 triệu USD từ Quỹ hỗ trợ Đông Dương, sau 5 năm hoạt động Trung tâm sẽ được chuyển giao toàn bộ cho Việt Nam. Cũng theo yêu cầu của Việt Nam, phía Singapore đã tiếp tục duy trì hoạt động của trung tâm đến hết năm 2005 trước khi bàn giao lại cho Việt
- Từ năm 2000, hàng năm, Singapore cung cấp cho Việt Nam khoảng từ 150 - 200 học bổng các loại (dài hạn, ngắn hạn) về đào tạo tiếng Anh, chuyên ngành trong khuôn khổ song phương và giữa ASEAN với nước thứ ba, trong đó có gần 20 suất học bổng học đại học. Ngoài ra, số học sinh sinh viên Việt Nam đi học tự túc tại Singapore cũng ngày một tăng. Ước tính đến cuối năm 2004 có khoảng 1.500 du học sinh Việt
- Tháng 28-11-2001, Trung tâm Đào tạo Việt Nam – Singapore (VSTC) được thành lập, trụ sở đặt tại Hà Nội nhằm hỗ trợ đào tạo về nhân sự cho các thành viên mới của ASEAN để giúp họ hội nhập với ASEAN. Từ khi thành lập tới nay, VSTC đã tổ chức đào tạo cho hơn 2.000 cán bộ Việt
4. Các cơ chế hợp tác giữa hai nước:
Ngoài việc hợp tác trên khuôn khổ các hiệp định và thỏa thuận hợp tác song phương, hai bên đã hình thành các cơ chế hợp tác:
Ủy ban Hợp tác Việt
Cơ chế tham khảo chính trị thường niên cấp Thứ trưởng giữa hai Bộ Ngoại giao thảo luận các hợp tác song phương và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm từ năm 2003.
(N.H., Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại, ngày 25-9-2006)
Related news:
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp Quốc Vụ khanh Singapore (01-07-2013)
- Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp Quốc Vụ khanh Singapore (30-06-2013)
- Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng tiếp Đại sứ Singapore (28-02-2011)
- Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp Đại sứ Singapore (25-02-2011)
- Lãnh đạo Thành phố chúc mừng Quốc khánh Singapore (10-08-2010)
- Lãnh đạo Thành phố chia buồn về việc Nguyên Phó Thủ tướng Singapore Goh Keng Swee từ trần (20-05-2010)
- Doanh nghiệp Singapore tìm hiểu cơ hội đầu tư vào TPHCM (12-05-2010)
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp Tân Tổng Lãnh sự Singapore (15-04-2010)
- Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp tân Tổng Lãnh sự Singapore tại TPHCM chào xã giao (14-04-2010)
- Giám đốc Sở Ngoại vụ TPHCM Trần Quang Dũng tiếp Tân Tổng Lãnh sự Singapore (14-04-2010)
Last modified 26-09-2006