Giới thiệu phân vùng tự nhiên và đơn vị hành chính của CHND Trung Hoa
Trung Quốc rộng 9,6 triệu km2, là quốc gia có diện tích lớn thứ ba trên thế giới sau Liên bang Nga và Canada, chiếm 6,5% diện tích thế giới. Về phương diện dân số, cho tới nay, Trung Quốc (tính luôn cả Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan) là xứ sở đông dân nhất hành tinh, với hơn 1,3 tỷ người, chiếm 21% tổng dân số toàn thế giới.
Bản đồ "Vị trí của Trung Quốc trên thế giới"
Lãnh thổ Trung Quốc nằm ở đông và bắc bán cầu, phía đông Châu Á, bờ tây Thái Bình Dương, cách xích đạo khoảng 2.000 km và cách Bắc Cực gần 4.000 km, có đường biên giới chung với 14 nước là Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Liên bang Nga, Mông Cổ, Kazakstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam. Trung Quốc có bờ biển dài khoảng 18.000 km.
Bản đồ "Trung Quốc và các quốc gia láng giềng"
Địa hình Trung Quốc rất phức tạp, 2/3 là đồi núi và cao nguyên, 1/3 là đồng bằng. Cao nguyên Thanh Tạng với độ cao trung bình trên 4.000 m được xem là nóc nhà của thế giới có dãy Hymalaya với đỉnh Chomolungma cao nhất thế giới (8.848m). Hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc với hai con sông dài là Hoàng Hà và Trường Giang, nhiều đồng bằng rộng lớn như Đông Bắc, Hoa Bắc, Chu Giang,… Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng dồi dào, hệ thống động thực vật đa dạng. Vị trí địa lý cùng với những đặc điểm về tự nhiên ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế cũng như giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với bên ngoài.
Do lãnh thổ rộng lớn nên việc phân chia đơn vị hành chính ở Trung Quốc khá phức tạp. Các đơn vị hành chính như thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, khu tự trị, khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc nhìn chung có diện tích rộng lớn, có trường hợp rộng hơn 1 triệu km2. Các điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu, lịch sử phát triển quốc gia, lịch sử hình thành đô thị, cộng đồng tộc người, dân số, văn hóa, kinh tế… có vai trò quan trọng trong sự phân chia phạm vi các đơn vị hành chính với nhau. Việc phân chia đơn vị hành chính tuy có sự thay đổi tùy theo những điều kiện lịch sử nhất định, nhưng xu hướng hiện nay là ngày càng ổn định và liên quan chặt chẽ với nhau.
Hiện nay, đơn vị hành chính cấp 1 toàn Trung Quốc chia thành 4 thành phố trực thuộc trung ương, 22 tỉnh, 5 khu tự trị dân tộc và 2 khu hành chính đặc biệt cùng một vùng lãnh thổ đặc biệt là Đài Loan. Ở các tỉnh, khu tự trị đều có các thủ phủ là đơn vị hành chính cấp 2.
Bản đồ "Đơn vị hành chính cấp 1 của Trung Quốc"
Căn cứ theo những đặc điểm phân công khu vực xã hội, nêu bật được đặc trưng của kết cấu kinh tế, vì mục đích phát triển toàn diện nền kinh tế quốc dân và phát huy ưu thế kinh tế khu vực, đồng thời phân bố sản xuất có kế hoạch, Trung Quốc thực hiện triển khai quy hoạch lãnh thổ trên cơ sở khoa học, để đạt đến mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế vĩ mô. Các thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh và khu tự trị được phân thành 6 vùng lãnh thổ lớn. Vùng lãnh thổ Hoa Bắc gồm hai thành phố Bắc Kinh, Thiên Tân, hai tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây và khu tự trị Nội Mông. Vùng lãnh thổ Đông Bắc có ba tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh. Vùng lãnh thổ Hoa Đông gồm thành phố Thượng Hải, các tỉnh Sơn Đông, Giang Tô, Triết Giang, An Huy, Giang Tây và Phúc Kiến. Vùng lãnh thổ Trung Nam có tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Hải Nam, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và hai khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, Ma Cao. Vùng lãnh thổ Tây Nam bao gồm thành phố Trùng Khánh, các tỉnh Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam và khu tự trị Tây Tạng. Vùng lãnh thổ Tây Bắc bao gồm các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải và hai khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, khu tự trị dân tộc Uigur Tân Cương.
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TRUNG QUỐC
STT |
Đơn vị hành chính |
Thủ phủ |
Diện tích (ngàn km2) |
Dân số năm 2005 (triệu người) |
1. 2. 3. 4. |
Thành phố trực thuộc trung ương Bắc Kinh Thượng Hải Thiên Tân Trùng Khánh |
|
16,807 6,2 11,305 82,4 |
15,38 13,524 10,237 27,98 |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 |
Tỉnh An Huy Cam Túc Cát Lâm Giang Tây Giang Tô Hà Bắc Hà Nam Hải Nam Hắc Long Giang Hồ Bắc Hồ Nam Liêu Ninh Phúc Kiến Quảng Đông Quý Châu Sơn Đông Sơn Tây Thanh Hải Thiểm Tây Triết Giang Tứ Xuyên Vân Nam |
Hợp Phì Lan Châu Trường Xuân Nam Xương Nam Kinh Thạch Gia Trang Trịnh Châu Hải Khẩu Cáp Nhĩ Tân Vũ Hán Trường Sa Thẩm Dương Phúc Châu Quảng Châu Quý Dương Tế Nam Thái Nguyên Tây Ninh Tây An Hàng Châu Thành Đô Côn Minh |
139,6 450 187,4 166,9 102,6 190 167 35 454 185,9 211,8 145,7 121,4 179,6 170 156,7 156 720 205,6 101,8 485 394 |
65,16 25,944 27,085 42,84 74,325 68,508 97,68 8,28 38,2 60,34 66,997 42,17 35,35 91,94 39,311 91,8 33,35 5,386 37,2 47,196 87,246 44,152 |
1 2 3 4 5 |
Khu tự trị Ninh Hạ Nội Mông Quảng Tây Tân Cương Tây Tạng |
Ngân Xuyên Hohhot Nam Ninh Urumqi Lhasa |
66,4 1.183 236,7 1.660 1.220 |
5,877 28,844 49,25 19,63 2,74 |
1 2 |
Đặc khu hành chính Hồng Kông Ma Cao |
|
1,092 0,0282 |
6,88 0,453 |
1 |
Vùng lãnh thổ đặc biệt Đài Loan |
Đài Bắc |
35,98 |
23,036 |
(V.H., Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại, ngày 28-9-2006)
Các tin liên quan:
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp đồng chí Đường Gia Triền, nguyên Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc (28-02-2011)
- Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TPHCM Nguyễn Thị Lan tiếp đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc (03-11-2010)
- Lãnh đạo Thành phố chúc mừng Quốc khánh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (04-10-2010)
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp đoàn đại biểu tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc (26-04-2010)
- Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo tiếp Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Kinh tế Nhân đại toàn quốc Trung Quốc (25-04-2010)
- Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tiếp đoàn đại biểu Học viện Hành chính Bắc Kinh - Trung Quốc (24-04-2010)
- Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng tiếp Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (19-04-2010)
- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua tiếp đoàn đại biểu tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc (29-03-2010)
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp Chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân thành phố Thượng Hải (22-03-2010)
- Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TPHCM trả lời phỏng vấn nhân kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc (11-02-2010)
Cập nhật 29-09-2006