Công cụ làm việc cá nhân

    Tìm kiếm

    


...

Vài nét về mối quan hệ giữa thành phố Kolkata - Bang Tây Bengal, Ấn Độ với TPHCM - Việt Nam


Lịch sử đã chứng minh sự phát triển liên tục của mối quan hệ hữu nghị gắn bó giữa thành phố Kolkata - Bang Tây Bengal, Ấn Độ với TPHCM - Việt Nam.

- 1/1947 “Ngày Việt Nam” được tổ chức trên khắp lãnh thổ Ấn Độ, xuất phát điểm tại thành phố Kolkata để bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Trong cuộc biểu tình lớn năm 1947 tại Kolkata, hai sinh viên Ấn Độ đã hi sinh vì ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta.

- Năm 1954 chính phủ Ấn Độ cấm các máy bay của thực dân Pháp chở vũ khí sang xâm lược Việt Nam bay ngang lãnh thổ Ấn Độ.

- Những năm 1964 - 1975, thành phố Kolkata khắp nơi luôn vang lên khẩu hiệu “Tên tôi là Việt Nam, tên anh là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam” khẳng định sự đoàn kết và ủng hộ nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược.

- Năm 1969, khi Bác Hồ mất, nhân dân thành phố đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm người ngay tại thành phố.

Quan hệ ngoại giao nhân dân không ngừng phát triển. Các Hội đoàn kết với Việt Nam hoạt động từ những năm mà nhân dân Việt Nam đang còn phải chiến đấu chống ngoại xâm. Điển hình là Ủy ban đoàn kết Ấn - Việt.

- Tại trung tâm Kolkata có một con đường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh và một tượng đài bán thân Bác Hồ được đặt ở một ngã ba đường hết sức trang trọng, Một điều khá thú vị là Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ và Tổng Lãnh sự quán Anh lại nằm trên con đường này - con đường mang tên Bác.

- Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Kolkata không ngừng được tăng cường với các chuyến thăm của ông Geetech Sharma, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam (9/2005), chuyến thăm của ông Budhadev Bhattachajee, Thủ hiến bang Tây Bengal cùng với các doanh nhân (3/2006).

- Cũng trong thời gian qua đã có nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao thành phố đến Kolkata và Bang Tây Bengal, cụ thể là:

Năm 2000, đ/c Huỳnh Đảm - nguyên Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Ấn.

Năm 2001, đ/c Trần Văn Tạo - Chủ tịch Liên hiệp Các Tổ chức hữu nghị.

Năm 2006, đ/c Phạm Phương Thảo - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND.

(T.Tiên, Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại, ngày 13-4-2007)

 


Các tin liên quan:
Tạo bởi thanhdm
Cập nhật 13-04-2007