Cơ quan đại diện nước ngoài tại TP.HCM Hợp tác quốc tế của TP.HCM
 Thứ sáu, ngày 02-05-2025
Công cụ làm việc cá nhân

    Tìm kiếm

    


...

Giới thiệu về tổ chức ATTAC


ATTAC là tên viết tắt của “Hội về đánh thuế các giao dịch tài chính nhằm hỗ trợ các công dân” (Asociation pour la Taxation des Transactions pour l’Aide aux Citoyens), được thành lập tháng 10/1998 theo sáng kiến của tuần báo Thế giới ngoại giao của Pháp nhằm liên kết các tổ chức giáo dục, các phong trào xã hội, các tổ chức công đoàn và các cơ quan báo chí.

Thông qua các hình thức hoạt động như phân tích, tư vấn, hội nghị, tuần hành, mít tinh…, ATTAC đề ra 2 mục tiêu cơ bản:

  1. Gây sức ép với các chính phủ để thực hiện đánh thuế các giao dịch tài chính, nhất là đối với việc đầu cơ tiền tệ (được gọi là thuế Tobin), nhằm hạn chế các rủi ro kinh tế và bất công xã hội.
  2. Chống lại các tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính.

ATTAC đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tham gia. Đến cuối năm 2004, ATTAC đã có mặt tại khoảng 50 quốc gia. Riêng Pháp, ATTAC có 30.000 hội viên (có cả các thành viên của Hạ viện, Thượng viện và Nghị viện Châu Âu), với 215 ủy ban tại các địa phương.

Cho đến nay ATTAC đã tổ chức hoặc tham gia một số hoạt động:

  • Chiến dịch thu thập chữ ký tại Pháp để vận động cho chính sách đánh thuế các giao dịch tài chính, đặc biệt là thuế Tobin cuối 1998.
  • Tuần lễ “Một Davos khác” của các nhà kinh tế học tổ chức tại Paris kêu gọi áp dụng thuế Tobin, cùng thời gian với Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sĩ).
  • Các cuộc gặp gỡ quốc tế tại Paris từ 24 đến 26/5/1999, với khẩu hiệu “Sự độc tài của các thị trường. Một thế giới khác là có thể” với sự tham gia của các đoàn đại biểu từ 80 nước.
  • Tổ chức Hội nghị cấp cao của các hội, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức công đoàn của 60 nước, đối trọng với Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về các vấn đề xã hội. Thông qua nghị quyết “Xây dựng những con đường cho một thế giới khác: toàn cầu hóa các phong trào phản kháng”.
  • Từ 25-30/1/2001, tham gia Diễn đàn Xã hội thế giới (WSF) tại Porto Alegre (Brazil).
  • Tham gia Diễn đàn Xã hội thế giới lần thứ hai tại Porto Alegre 31/1 đến 5/2/2002.
  • Tham gia các diễn đàn xã hội châu Âu và thế giới các năm 2003, 2004 và 2005.

(Nguồn: Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị TPHCM, ngày 1-6-2006)

 


Các tin liên quan:
Tạo bởi thanhdm
Cập nhật 05-06-2006