THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ VƯƠNG QUỐC BỈ
Quốc kỳ Bỉ
Địa lý
Bản đồ Bỉ
Bỉ có vị trí địa lý thuận lợi: Đó là vùng biển Bắc ngay bên cạnh, một trong những vùng biển sầm uất nhất thế giới và có bờ biển bằng phẳng. Bỉ cũng nằm trên trục kinh tế và đô thị phát triển của châu Âu, khu vực không chỉ có dân cư đông và hoạt động thương mại nhộn nhịp, mà còn là giao lộ của thông tin và những hoạt động trao đổi khác. Mặc dù với diện tích khiêm tốn, Bỉ đã góp phần xây dựng hệ thống giao thông Tây Âu và tham dự chủ động vào kinh tế khu vực.
Việc mở rộng biên giới của Liên minh châu Âu buộc phải mở rộng hệ thống giao thông. Điều này đi liền với tăng cường sự liên kết không biên giới của mạng lưới các phương tiện giao thông của nước thành viên, mà Bỉ là một ví dụ quan trọng. Bỉ trở thành cây cầu nối giữa châu Âu lục địa và Vương quốc Anh, và hiện tại là cây cầu nối quan trọng của những giao thương quốc tế.
Cũng như Đức và Hà Lan, Bỉ là điểm đến hấp dẫn nhờ vào hệ thống giao thông thuận lợi. Ngoài đường thủy, Bỉ còn có hệ thống đường không, đường bộ phát triển. Bỉ thực sự là sân ga của lục địa châu Âu.
Hơn một ngàn các tổ chức quốc tế và châu Âu đặt trụ sở chính tại quốc gia nhỏ bé này.
Xã hội đa văn hóa
Thành phố Liège
Gần 8% dân số Bỉ mang quốc tịch khác. Đất nước nhỏ bé với biên giới mở, cùng với sự tự do đi lại, những thuận lợi của dịch vụ và hàng hóa cùng với những hoạt động kinh tế đang phát triển ở cấp độ châu lục và quốc tế, đã tạo nên làn sóng di cư và những sự hòa nhập rộng lớn. Bên cạnh sự có mặt của những người Hà Lan, người Đức, người Luxembourg và người Pháp ở những vùng biên giới, là một số lượng tương đối lớn người nước ngoài đến từ những vùng xa xôi hơn. Những yếu tố này đã trở thành một phần không thể phủ nhận, tạo nên cấu trúc dân số, kinh tế và văn hóa của Vương quốc Bỉ.
Di trú
Đầu thế kỷ XX, những người nước ngoài chiếm khoảng 3% tổng dân số Bỉ, và khoảng 90% là đến từ các quốc gia láng giềng. Giữa hai Thế chiến, con số này vượt quá 4%, nguyên do chính là trào lưu di cư của dòng người đến từ Ý và Đông Âu.
Tôn giáo
Nhà thờ Công giáo
Hiến pháp Bỉ đảm bảo quyền tự do tôn giáo. Phần lớn người dân Bỉ theo Công giáo. Những tôn giáo khác là Hồi giáo, Tin lành, Do thái giáo và Chính thống giáo.
Ngôn ngữ
Bỉ có các cộng đồng ngôn ngữ: người Flamands ở phía Bắc, nói tiếng Hà Lan, và người Wallons, ở phía
Bầu cử
Ở Bỉ là bắt buộc.
Giáo dục
Giáo dục bắt buộc kéo dài 12 năm, từ 6 đến 18 tuổi. Bỉ có số lượng sinh viên (tính đến 23 tuổi) đứng hàng thứ 2 châu Âu sau Vương quốc Anh.
An sinh xã hội
Như hầu hết các nước trong cộng đồng châu Âu, những gia đình ở Bỉ ngày càng nhỏ về quy mô và Bỉ đang phải đối đầu với sự già hóa của dân số, 15% dân số trên 60 tuổi. Tuy nhiên, Bỉ có một hệ thống bảo hiểm xã hội vững chắc: mỗi người dân đều có trợ cấp gia đình, lương hưu, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp và lương công.
Tuổi thọ và việc làm
Tuổi thọ của người dân Bỉ khá cao: trung bình 75 tuổi đối với đàn ông và 81 đối với phụ nữ. Năm 2002, có 1.083 người một trăm tuổi ở Bỉ.
Người dân Bỉ làm việc chủ yếu trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ (ngân hàng, khách sạn, nhà ở), thông tin và nghiên cứu. Ở Bỉ, nhiều phụ nữ làm việc nên việc trông giữ trẻ ở đất nước này được đề cao và kiểm soát nghiêm ngặt.
Sử dụng các phương tiện truyền thông
Truyền hình được sử dụng trên toàn nước Bỉ với 41 kênh khác nhau. Mỗi gia đình có thể bắt sóng 30 kênh truyền hình cáp. Ngoài các kênh truyền hình nhà nước, Bỉ có khoảng 3 kênh truyền hình tư nhân, hai kênh bằng tiếng Hà Lan và một kênh bằng tiếng Pháp, chưa tính các kênh truyền hình địa phương.
Tương tự đối với đài phát thanh, gồm các kênh nhà nước, tư nhân và những đài địa phương.
Báo viết phản ánh ý kiến của người dân Bỉ. Báo nước ngoài được phát hành rộng rãi, nhất là ở Bruxelles.
Giao thông
Giao thông đường thủy phát triển
Bỉ là đất nước có hệ thống giao thông phát triển. Người dân Bỉ được phục vụ bởi tất cả các loại phương tiện đi lại, vì thế, ở đây, rất dễ dàng di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Những hệ thống phương tiện giao thông bao phủ khắp các khu đô thị và khu công nghiệp. Tại đây mỗi người dân đều có thể lựa chọn sử dụng ô tô hay tàu điện. Tuy nhiên, tàu điện lại chiếm ưu thế ở những khu trung tâm. Đường thủy đặc biệt thuận lợi hơn so với những hệ thống giao thông khác ở nông thôn và những thung lũng lớn.
Hệ thống đường cao tốc dành cho ô tô của Bỉ rất phát triển và mật độ dày đặc, là một trong những hệ thống đường tốt nhất thế giới. Đường ô tô lớn tập trung ở Bruxelles và tỏa rộng theo đường vành khăn, như ở Wallonie. Những đường cao tốc này cho phép đi lại dễ dàng hơn giữa các nước láng giềng cũng như di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác, từ vùng này sang vùng khác.
Hệ thống đường sắt của Bỉ được xây dựng tốt nhất lục địa. TGV (tàu cao tốc) dài khoảng 300 km, được trang bị tiện nghi nhằm đáp ứng tốc độ 300km/h.
Bỉ có hệ thống giao thông đường thủy được xây dựng khá đồng nhất, mặc dù không được xây dựng ở phía Đông
Lịch sử
Một ngôi nhà với kiến trúc cổ kính
Những tỉnh thuộc Bỉ và Hà Lan được sát nhập dưới một thể chế duy nhất tại Hội nghị
Ngày 23-9-1830, cách mạng nổ ra ở Bruxelles. Những người nổi dậy Bruxelles nhận được sự trợ giúp của những tình nguyện viên ở những vùng ngoài thành phố. Sau cách mạng, nước Bỉ tách khỏi các tỉnh phía Bắc. Chính quyền lâm thời tuyên bố độc lập ngày 4-10-1830 và ngày 3-11 cùng năm, ba mươi ngàn cử tri họp Hội nghị quốc gia, thông qua một Hiến pháp rất tiến bộ.
Một phiên họp về tương lai của nước Bỉ được mở tại Luân Đôn ngày 4-11-1830. Những cường quốc công nhận sự chia tách của Bỉ và Hà Lan. Léopold de Saxe-Cobourg trở thành vị vua đầu tiên của nước Bỉ năm 1831. Năm 1865, con trai ông, Léopold II kế vị. Dưới sự trị vì của hai vì vua này, Bỉ trở thành một cường quốc thứ hai về công nghiệp ở châu Âu. Để đảm bảo cho ngôi vị này cũng như sự độc lập về kinh tế, hai vị vua đã bỏ tiền cho các cuộc thám hiểm thuộc địa. Nhưng chỉ đến cuối thế kỷ 19, ý định này mới thành công. Một ví dụ là Léopold II đã tài trợ cho những hoạt động thám hiểm của Henry Stanley đến
Mặc dù các cường quốc áp đặt một chính sách trung lập lên nước Bỉ, đất nước này cũng không tránh khỏi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ I. Quân đội Bỉ dưới sự lãnh đạo của Albert I không phải là đối thủ chống lại quân Đức. Sau chiến tranh, Bỉ chịu một tổn thất nặng nề.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ I cũng là những năm khó khăn, khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến nước Bỉ. Những đe dọa từ nước Đức vẫn còn sau khi Hitler lên nắm quyền. Từ 1936 trở đi, Bỉ duy trì một chính sách trung lập mới, song lần này, Đức vẫn xâm chiếm Bỉ, năm 1940. Sau 18 ngày kháng cự, Léopold III tuyên bố đầu hàng. Quyết định này gây nên một sự đổ vỡ. Léopold III bị con trai là Baudouin Đệ nhất buộc thoái vị và ông này giữ ngôi đến tận khi chết, năm 1993. Vua Albert II lên ngôi trị vì ngày 9-8 cùng năm và là vị vua thứ 6 của Vương quốc Bỉ.
Vấn đề cộng đồng giữ một vai trò quan trọng trong các chính sách gần đây của Bỉ. Bốn lần cải cách Hiến pháp, Bỉ trở thành một nhà nước liên bang. Các chính sách chính trị luôn bị điều chỉnh bởi những vấn đề kinh tế và sự phát triển của quốc tế hóa. Bỉ hiện đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng liên minh kinh tế Bỉ -
Kinh tế
Đô thị sầm uất
Bỉ là một trong những nước tư bản phát triển ở Tây Âu, là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất gang thép, đứng thứ 11 thế giới về xuất khẩu nói chung, đứng thứ nhất thế giới về kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người và tính theo GDP, tuy nhiên phần lớn buôn bán là trong nội bộ khối EU.
Bỉ có nhiều ngành tiên tiến, có khả năng cạnh tranh trong Liên minh châu Âu và trên thế giới.
Điểm mạnh của kinh tế Bỉ là có một số ngành truyền thống phát triển đến trình độ cao như luyện kim, cơ khí, hóa chất, dệt, thủy tinh, điện, lọc dầu, vận tải biển.
Về công nghệ, Bỉ có một số mặt mạnh như công nghệ môi trường, tin học ứng dụng.
Hiện Bỉ là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới các mặt hàng kim cương, thảm, chocolate và margarine. Về thủy tinh, thức uống không cồn, xe hơi, Bỉ xếp hàng thứ 3 thế giới.
Bỉ mong muốn duy trì vị trí kinh tế của mình trong tương lai. Những nghiên cứu cho sự phát triển, vì thế, là yếu tố sống còn đối với quốc gia. Trong lĩnh vực này, Bì cũng thu được những kết quả đáng kể.
Về đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, các chỉ số của Bỉ vượt xa con số trung bình của châu Âu. Sự đóng góp của các công ty đóng một vai trò quan trọng, khoảng 64%. Đây là con số cao, chỉ sau Thụy Sĩ, Phần Lan và Đức. Về lực lượng cho nghiên cứu, Bỉ cũng là quốc gia có có con số thống kê cao, trên 1 triệu dân, hàng năm, Bỉ có 929 xuất bản khoa học so với 550 của Nhật Bản và 775 của Hoa Kỳ.
Hành chính
Hiến pháp 1831 qui định Bỉ là một quốc gia thống nhất, theo chế độ quân chủ đại nghị, có Vua và Quốc hội. Quyền lập pháp thuộc về Vua và Quốc hội. Quyền hành pháp thuộc về Vua và Chính phủ. Quyền tư pháp thuộc về các tòa án.
Bỉ là một nước nhỏ, nhưng thể chế phức tạp do phân chia làm 3 vùng lãnh thổ và 3 cộng đồng ngôn ngữ. Đây cũng là đặc điểm chính trị nổi bật ở Bỉ.
Sự phân chia các xứ ở Bỉ
Sau ba lần cải cách Hiến pháp (1970,1980 và 1988), ngày 1-1-1989 là mốc quan trọng trong lịch sử nước Bỉ: từ một quốc gia tập quyền, Bỉ trở thành một nhà nước Liên bang với 3 vùng lãnh thổ: Flandre, Wallonie và Bruxelles; 3 cộng đồng ngôn ngữ: tiếng Hà Lan, tiếng Pháp và tiếng Đức (trên thực tế, tồn tại 4 khu vực ngôn ngữ, khu vực tiếng Pháp, khu vực tiếng Hà Lan, khu vực Thủ đô Bruxelles nói hai thứ tiếng Pháp và Hà Lan, khu vực tiếng Đức) với 10 tỉnh thành (Anvers, Brabant Flamande, Brabant Wallon, Đông Flandre, Tây Flandre, Hainaut, Liège, Limbourg, Luxembourg, Namur) và 589 xã.
Nước Bỉ thống nhất đã cho ra đời một cấu trúc quản lý 3 cấp: cấp cao là Nhà nước liên bang, cấp vùng ở giữa và nhỏ nhất là cấp xã.
Việc quản lý đất nước không duy nhất được quyết định bởi chính phủ và Nghị viện, mà được đảm bảo thi hành bởi các cấp khác nhau, tự thực hiện thẩm quyền của mình trên những vấn đề của chính họ.
Nhà nước liên bang điều hành những công việc chung của toàn đất nước, độc lập với ngôn ngữ, văn hóa hay lãnh thổ vùng, như: đối ngoại, quốc phòng, tòa án, tài chính, bảo hiểm xã hội và một phần y tế và nội vụ. Nhà nước liên bang cũng chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự tham gia của đất nước vào các tổ chức như Liên minh châu Âu hay Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.
Chính quyền xã, chính quyền vùng tự quyết định các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa và giáo dục.
(Nguồn: http://www.diplomatie.be/hanoifr/default.asp?id=2&mnu=2,
http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/euro/nr040819111025/ns090304161049))
(Ban biên tập, ngày 3-6-2009)
Các tin liên quan:
- TPHCM và Bỉ đẩy mạnh hợp tác giao thông đường thủy (05-09-2013)
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp Bộ trưởng – Thủ hiến vùng Wallonie – Brusxelles, Bỉ (16-04-2013)
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp Tỉnh trưởng Namur, Bỉ (12-04-2013)
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam chào xã giao (07-03-2013)
- Bí thư thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp tân Đại sứ Bỉ tại Việt Nam chào ra mắt (01-03-2013)
- Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận tiếp nguyên Đại sứ Bỉ tại Việt Nam (16-11-2012)
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp Thái tử Vương quốc Bỉ (26-03-2012)
- Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm tiếp đoàn đại biểu Nghị viện vùng Wallonie - Bruxelles, Vương quốc Bỉ (29-02-2012)
- Giám đốc Sở Ngoại vụ TPHCM tiếp Đại sứ Bỉ (20-10-2011)
- Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Bỉ thăm và làm việc tại TPHCM (21-04-2010)
Cập nhật 27-01-2010