Công cụ làm việc cá nhân

    Tìm kiếm

    


...

Nền kinh tế Singapore


 

Bản đồ Singapore

A. Vài nét chung:

  • Vị trí địa lý: Nằm ở khu vực Đông Nam Á, giữa Malaysia và Indonesia.
  • Diện tích: 692,7 km2
  • Dân số: 4.492.150 người (ước tính đến tháng 7-2006).
  • Ngôn ngữ: Tiếng Hoa (35%), tiếng Anh (23%), tiếng Malay (14.1%).
  • Đơn vị tiền tệ: Dollar Singapore (SGD)
  • Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Thủ tướng Lý Hiển Long

 

Một góc Singapore

 

Singapore về đêm

B. Nền kinh tế Singapore:

Singapore có nền kinh tế thị trường tự do, chính phủ nắm vai trò chủ đạo. Là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới. Singapore trở thành đầu mối giao lưu thương mại quốc tế quan trọng (cảng biển Singapore là một trong những cảng biển trọng tải lớn tấp nập nhất thế giới). Sau giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2001-2003, GDP thực tế năm 2004 của Singapore tăng mức kỷ lục 8%. Chính phủ đang cố gắng hướng đến việc xây dựng một nền kinh tế ít bị tác động bởi những biến động bên ngoài và trở thành trung tâm tài chính và công nghệ cao của Đông Nam Á.

 

Singapore là một trong những cảng biển hàng đầu thế giới

GDP: 116,3 tỷ (2004), với GDP bình quân đầu người 27.180 USD (2004), là một trong những nước thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng năm 2005 là 5,7% với GDP là 124,3 tỷ USD, thu nhập bình quần đầu người là 28.100 USD.

Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 0%, công nghiệp: 3,6%, dịch vụ: 66,4%.

Lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 0,7% năm 2003 lên 1,7% năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu do giá cả tăng ở dịch vụ y tế (0,6%), giáo dục (4,2%), dịch vụ giải trí (2,3%), giao thông - viễn thông và quần áo (2%). Năm 2005, Chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống còn 1%.

Việc làm: Tỷ lệ thất nghiệp là 3,4% (2004) giảm so với năm 2003 nhờ tạo được 71.400 việc làm trong các ngành sản xuất dịch vụ trong khi số lao động mất việc là 39.500 người. Năm 2005 tỷ lệ thất nghiệp ước tính khoảng 3,3%.

Ga xe điện ngầm ở Singapore

Cán cân thanh toán: Năm 2004, xuất khẩu đạt 179,755 tỷ USD. Năm 2005, xuất khẩu đạt 204,8 tỷ USD. Nền kinh tế Singapore phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, chủ yếu là hàng hóa điện tử, hàng tiêu dùng, hóa chất, nhiên liệu. Thị trường xuất khẩu chính là Malaysia (15,2%), Hoa Kỳ (13%), Hồng Kông (9,8%), Trung Quốc (8,6%), Nhật Bản (6,4%), Đài Loan (4,6%), Thái Lan (4,3%), Hàn Quốc (4,1%) (năm 2004). Nhập khẩu đạt 163,982 tỷ USD, năm 2005 là 188,3 tỷ USD, chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên và sản phẩm thô để tinh chế, tinh luyện và xuất khẩu trở lại. Thị trường nhập khẩu chính là Malaysia (15,3%), Hoa Kỳ (12,7%), Nhật Bản (11,7%), Trung Quốc (9,9%), Đài Loan (5,7%), Hàn Quốc (4,3%), Thái Lan (4,1%) (năm 2004).

 

Một đường phố buôn bán nhộn nhịp

Nợ nước ngoài: Singapore không có nợ nước ngoài.

Tỷ giá hối đoái: Việc đồng dollar Hoa Kỳ giảm giá nửa cuối năm 2004 làm ảnh hưởng đến tỷ giá đồng dollar Singapore (SGD). Dollar Singapore tăng giá 4,1% so với đồng dollar Hoa Kỳ và những đồng tiền neo giá vào đồng dollar Hoa Kỳ như ringgit Malaysia, dollar Hongkong, dollar  Australia. Năm 2005, tỷ giá hối đoái của SGD so với USD là 1,6644.

Chi tiêu ngân sách: Năm 2005 tăng hơn so với năm 2004. Thu ngân sách tăng 6,9% đạt 26,3 tỷ SGD do nền kinh tế phục hồi, chi ngân sách tăng 4,5% đạt 28,4 tỷ SGD. Chính phủ Singapore đang cố gắng cân bằng ngân sách hay đạt mức thặng dư vừa phải trong trung và dài hạn. 

Chính sách tiền tệ: Do điều kiện kinh tế và áp lực lạm phát tăng, Cơ quan tiền tệ Singapore quyết định cho phép tỷ giá hối đoái danh nghĩa có hiệu lực (NEER) tăng nhẹ và tăng từ từ thay vì duy trì mức tăng bằng 0.

 

Khu chợ trái cây nhiệt đới

Cải cách cơ cấu: Để đối phó với thách thức của áp lực cạnh tranh toàn cầu do những tiến bộ kỹ thuật và toàn cầu hóa mang lại, Singapore đang tiến hành cải cách cơ cấu để đa dạng hóa, toàn cầu hóa và doanh nghiệp hóa nền kinh tế hơn nữa. Công nghiệp chế tạo và dịch vụ vẫn là hai trụ cột của nền kinh tế trên nền tảng khả năng cạnh tranh cao về khoa học, kỹ thuật và chi phí lao động. Mở rộng quan hệ quốc tế trong khuôn khổ hợp tác đa phương và hợp tác trong khu vực, hiệp định thương mại song phương (FTA) sẽ kết nối Singapore với thị trường thế giới và các cơ hội đầu tư. Chính phủ sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của các doanh nghiệp, và hướng đến một nền kinh tế tri thức tăng trưởng nhờ đổi mới.

Nguồn: http://www.apec.org

http://www.cia.gov

(N.H., Phòng Chính trị Kinh tế đối ngoại, ngày 22-6-2006)

 

Tạo bởi thanhdm
Cập nhật 12-10-2006