Hát Xoan của Việt Nam vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới
Quan
trọng bây giờ là hành động để gìn giữ và phát huy giá trị quý báu của loại hình
nghệ thuật độc đáo này cho muôn đời sau. Việc có thể khẳng định ngay là Xoan
chỉ trường tồn, được lưu giữ và phát huy bản sắc khi được ngân vang.
Để phát huy giá trị quý báu của hát Xoan, ông Phạm Bá Khiêm - Phó Giám đốc Sở
Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cho biết sở đã có một chương trình
hành động để bảo tồn và phát huy các giá trị của hát Xoan gồm công tác điền dã
và bổ sung tư liệu.
Những điệu Xoan cổ hiện chỉ còn được lưu giữ ở bốn phường Xoan gốc là thôn An
Thái, xã Phượng Lâu và thôn Thét, thôn Phù Ðức, thôn Kim Ðái, xã Kim Ðức, thành
phố Việt Trì.
Qua khảo sát cho thấy, tỉnh Phú Thọ có 120 người hát và biết hát Xoan, trong đó
có 69 nghệnhân, 31 người có độ tuổi từ 80-104 và chỉ có tám người có khả năng
truyền dạy. Sở cũng đã sản xuất 2 chương trình đĩa CD và VCD giới thiệu hát
Xoan Phú Thọ; sưu tầm, xuất bản 1 bộ tư liệu về hát Xoan Phú Thọ; đã phối hợp
với các cơ quan tuyên truyền để quảng bá hát Xoan và sẽ truyền dạy hát Xoan
trên sóng Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. Một thực
tế để Xoan không bị mất là phải đưa hát Xoan vào trường học ngay từ lúc này...
(HV, Sở Ngoại vụ
TPHCM)
Cập nhật 05-08-2012