Người Hàn luôn tìm tòi cái mới
Cách đây 30 năm tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ đứng ngang với các nước nghèo ở châu Phi và châu Á thì hiện nay, chỉ số này của Hàn Quốc xếp thứ 10 trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP 16.270 USD, xếp thứ 33 trên thế giới.
Người ta nói nhiều đến yếu tố tinh thần của người Hàn Quốc đã giúp làm nên kỳ tích phát triển kinh tế. Đó là tinh thần hy sinh vì công việc, tiết kiệm tối đa và tinh thần tự hào dân tộc rất cao.
Năm 1997, như nhiều nước châu Á khác, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế nặng nề, nhưng Hàn Quốc đã vượt qua ngoạn mục, cùng Nhật Bản trở thành hai nước sớm nhất thoát khỏi khủng hoảng.
Kinh nghiệm được rút ra là, ngoài chính sách "thắt lưng buộc bụng", huy động quốc dân quyên góp, chấp nhận vay IMF 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo… Nhưng Hàn Quốc đã kiên quyết tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường dân chủ, phá bỏ quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nước…
Kết quả là Hàn Quốc đã sớm thoát khỏi khủng hoảng thành công, trong thời gian 3 năm trả xong nợ của IMF. Dự trữ ngoại tệ đạt 133 tỷ USD (tháng 7/2003).
Những dự báo mới cho biết Hàn Quốc lại đang có nhiều dấu hiệu tích cực chặn cơn suy thoái kinh tế. Ngày 1-10 vừa qua IMF dự đoán mức tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm nay là -1%, mức điều chỉnh tăng cao nhất trong số các nước G20, trong khi chỉ số này của các nước như Hoa Kỳ, Anh, Canada… đều bị hạ.
Nói đến Hàn Quốc ngày nay, ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy cách làm ngoại giao văn hóa rất hiệu quả: xây dựng các sản phẩm văn hóa, tạo thương hiệu và xuất khẩu các sản phẩm này. Người Hàn Quốc đầu tư làm phim, làm ca nhạc, tạo ra những xu hướng thời trang rất riêng, một lối sống rất Hàn Quốc nhưng thu hút được sự chú ý của lớp trẻ, nhất là ở châu Á.
Sản phẩm xuất khẩu, bên cạnh xe hơi, tầu thủy, các thiết bị mang tính khoa học cao… còn là các sản phẩm được nhiều người tiêu dùng bình thường biết đến, từ điện tử gia dụng, mỹ phẩm đến các loại hình văn hóa phẩm dùng trong sinh hoạt.
Riêng về lĩnh vực này, không phải nước nào cũng thành công như Hàn Quốc. Người Hàn chịu khó, tìm tòi cách riêng, tìm ra cái mới, nỗ lực xây dựng thương hiệu và xuất khẩu chúng thành công. Và điều này đang được nhiều nước nghiên cứu để phát triển thêm các lối đi riêng cho mình.
(V.K., Sở Ngoại vụ TPHCM)
Các tin liên quan:
- Chương trình "Trồng cây nhớ Bác" lần 2 (24-08-2011)
- Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng tiếp đoàn tình nguyện TP Busan (29-07-2011)
- Việt-Hàn đối thoại ngoại giao-an ninh-quốc phòng (13-07-2011)
- Lễ cắt băng khánh thành văn phòng đại diện Ngân hàng Busan tại TPHCM (07-07-2011)
- Khai trương văn phòng đại diện của Ngân hàng Busan (Hàn Quốc) tại TPHCM (04-07-2011)
- Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp Tập đoàn Hanwha, Hàn Quốc (23-06-2011)
- Họp báo “Chương trình trồng cây xanh – Thanh niên làm theo lời Bác” với sự tham gia của Hội người Hàn Quốc tại TPHCM (17-06-2011)
- Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp tân Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam (17-06-2011)
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp tân Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam (17-06-2011)
- Giám đốc Sở Ngoại vụ TPHCM Trần Quang Dũng tiếp Chủ tịch Ngân hàng Busan (Hàn Quốc) (12-05-2011)
Cập nhật 19-10-2009