Vài nét về bang New South Wales (Australia)
Địa lý và dân cư:
![]() |
Cờ của bang NSW
|
New South Wales nằm ở phía Đông Nam Châu Úc và là Bang đông dân nhất và công nghiệp hóa cao nhất của Australia với tỷ lệ dân số thành thị cao.
Thủ phủ của Bang New South Wales là Thành phố Sydney, thành phố lớn nhất Australia với cộng đồng dân cư đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới. Sydney là một trung tâm tài chính quốc tế quan trọng và là một trong những hải cảng lớn nhất trên thế giới.
Tổng diện tích của Bang New South Wales là 802.000 km2, chiếm 10,4% diện tích Châu Úc. Dân số của Bang New South Wales là hơn 6,37 triệu người trong đó khoảng 70% được sinh ra trên đất Australia, bộ phận còn lại tới từ Anh, New Zealand và Trung Quốc.
![]() |
Quang cảnh thành phố Sydney
|
Các ngành kinh tế:
Nền kinh tế của Bang New South Wales được đa dạng hóa cao với thế mạnh trong nhiều lĩnh vực. Trước hết, New South Wales là một trong những nền kinh tế dịch vụ hàng đầu thế giới. Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin là rất phố biến. Đồng thời, New South Wales còn có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, khoáng sản, công nghiệp chế biến và chế tạo. Những ngành mới như công nghệ sinh học, nuôi trồng thủy sản và các trung tâm giao dịch cũng đang phát triển mạnh ở Bang này.
Vài nét về chính quyền và cơ quan Hạ viện Bang New South Wales:
Chính quyền Bang New South Wales gồm có Thống đốc Bang đại diện cho Nữ hoàng và hệ thống Quốc hội Bang bao gồm Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện gồm có 42 thành viên và Hạ viện có 99 thành viên.
Hạ viện Bang New South Wales bao gồm các đại diện do dân bầu lên theo khu vực bầu cử. Bầu cử thường được tổ chức 4 năm một lần với sự chấp thuận của Thống đốc Bang. Bầu cử là bắt buộc đối với các công dân trên 18 tuổi. Khi kết quả bầu cử được công bố, Thống đốc Bang sẽ ủy thác cho người lãnh đạo Đảng chiếm đa số phiếu thành lập nên Chính phủ Bang. Do vậy, Chính phủ của Bang luôn nắm được sự tín nhiệm của Hạ viện.
Một số chức năng chính của cơ quan Hạ viện so với Thượng viện:
-
Đề xuất các dự luật về áp đặt các loại thuế hay chi tiêu ngân sách (được gọi là “dự luật ngân sách”);
-
Thượng viện không có thể chống lại việc thông qua một dự luật về “các dịch vụ thông thường hàng năm của Chính phủ”; và
-
Nếu Thượng viện không thông qua được một dự luật do Hạ viện đưa lên thì dự luật này vẫn có thể trở thành luật sau khi được sự thông qua của đa số dân chúng trong một cuộc trưng cầu dân ý.
Related news:
Last modified 04-10-2006