Công cụ làm việc cá nhân

    Tìm kiếm

    


...

Nền kinh tế Hoa Kỳ


 

Bản đồ Hoa Kỳ

A. Vài nét về Hoa Kỳ:

  • Vị trí địa lý: Nằm ở khu vực Bắc Mỹ, tiếp giáp với cả Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương, nằm giữa Canada và Mexico.
  • Diện tích: 9.631.420 km2 (đứng thứ 3 thế giới sau Liên bang Nga và Canada).
  • Dân số: 298.444.215 người (tính đến tháng 7-2006).
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh 82,1%,  tiếng Tây Ban Nha 10,7%, các ngôn ngữ châu Á và đảo Thái Bình Dương 2,7%, và các ngôn ngữ khác 0,7%.
  • Đơn vị tiền tệ: Dollar Hoa Kỳ (USD)
  • Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Tổng thống George Bush.

 

Thủ đô Washington

 

B. Nền kinh tế Hoa Kỳ:

Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệp hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới.

GDP: GDP thực tế tăng 3,9% trong vòng 4 quý năm 2004. Sự tăng trưởng này nhờ những khoản thu trong chi phí tiêu dùng, đầu tư cố định kinh doanh, đầu tư nhà đất và chi phí của chính phủ. Xuất khẩu ròng giữ ở mức tăng trưởng trong 4 quý năm 2004. Năm 2005 GDP của Hoa Kỳ ước tính khoảng 12,36 ngàn tỷ USD, GDP tính theo đầu người là 41.800 USD.

 

Thành phố New York

Lạm phát: Lạm phát giữ ở mức thấp năm 2003, nhưng tăng trong suốt năm 2004. Chỉ số tiêu dùng (CPI) tăng 3,3% trong vòng 12 tháng năm 2004. Trừ tính không ổn định ở lương thực và năng lượng, mức giá tiêu dùng tăng 2,2% năm 2004 từ 1,9% năm 2003. Giá tiêu dùng năng lượng tăng 17% năm 2004, đặc biệt ở giá năng lượng cơ bản. Giá lương thực tăng 2,7% năm 2004. Lạm phát (được đo bởi chỉ số tiêu dùng) được dự đoán sẽ giữ mức 2,4% những năm tới. Tuy nhiên năm 2005, lạm phát đã tăng lên ở mức 3,2%.

Việc làm: Lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng khoảng 2,2 triệu người trong năm 2004, lớn nhất kể từ năm 1999. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5,4% vào tháng 12 năm 2004 (thấp so với đỉnh điểm 6,3% tháng 6 năm 2003). Tỷ lệ thất nghiệp năm 2004 dưới mức trung bình của những thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ XX. Việc làm gia tăng ở những khu vực ngành nghề chính năm 2004. Dịch vụ đóng góp 85% sự gia tăng việc làm trong năm, chiếm 83% lao động. Lao động gia tăng ở những ngành: lương thực, xây dựng, sản xuất. Năm 2005 tỷ lệ thất nghiệp ước tính giảm xuống 5,1%.

 

Phố Wall ở New York

Cán cân thanh toán: Sự thiếu hụt trong cán cân thanh toán tăng năm 2004. Xuất khẩu tăng 4% nhờ sự tăng trưởng kinh tế mạnh ở những đối tác thương mại nhưng nhập khẩu tăng mạnh hơn ở mức 7,2%. Sự thiếu hụt trong hàng hóa và dịch vụ đạt mức 5,6% GDP trong quý 4 năm 2004. Sự gia tăng nhanh nhập khẩu thực tế trải rộng ở nhiều lĩnh vực: của cải và cung ứng công nghiệp, xăng dầu và hàng hóa tiêu dùng.

 

Trong nhà máy sản xuất máy bay Boeing

Năm 2005 xuất khẩu ước tính đạt 927,5 tỷ USD với những sản phẩm chủ yếu là hàng nông sản (đậu nành, trái cây, bắp, lúa mì), phân bón, sản phẩm công nghiệp (chất bán dẫn, máy bay, ô tô, máy vi tính, thiết bị viễn thông), hàng tiêu dùng. Thị trường xuất khẩu chính là Canada, Mexico, Nhật Bản, Anh, Trung Quốc. Nhập khẩu ước tính là 1.727 ngàn tỷ USD với những sản phẩm chủ yếu là nông sản, dầu thô, máy vi tính, thiết bị điện tử, viễn thông, máy móc văn phòng, hàng tiêu dùng. Thị trường nhập khẩu chính là Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản, Đức.

 

Cánh đồng lúa mì ở Texas

Chính sách tài chính: Quốc hội Hoa Kỳ đã thực hiện chính sách cứ 4 năm có những thay đổi giảm thuế nhằm khắc phục những hậu quả của việc thị trường chứng khoán kìm giữ sự phát triển kinh tế; phục hồi sự tăng trưởng của sản lượng hàng hóa, thu nhập và việc làm. Cùng với kích thích nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn, Chương trình hành động năm 2001, 2003 được thiết lập nhằm nâng sự tăng trưởng dài hạn, giảm những hạn chế của hệ thống thuế. Chương trình này giảm thuế đánh vào thu nhập, cổ phần, tài sản. Thuế thấp kích thích những cá nhân và doanh nghiệp sản xuất, dự trữ, và đầu tư nhiều hơn. Dự trữ và đầu tư nhiều tạo ra tích lũy tư bản, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế và nâng cao mức sống.

Chính sách tiền tệ: Trong vòng 4 năm qua, chính sách tiền tệ tập trung vào khắc phục những hạn chế của thị trường chứng khoán và giữ vững tăng trưởng. Từ đầu năm 2001 đến giữa năm 2003, Ngân hàng Dự trữ Liên bang hạ thấp tỷ lệ lãi suất tài chính Liên bang 13 lần, từ 6,5% xuống 1%. Tỷ lệ này được giữ đến tháng 6 – 2004, sau đó Ngân hàng được tăng tỉ lệ từ từ trở lại. Trong năm 2004, kinh tế tăng trưởng mạnh, thị trường lao động được cải thiện, làm giảm nhu cầu kích thích tiền tệ. Tháng 5 – 2005, Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã tăng tỉ lệ lãi suất lên 3%.

 

Bờ biển Florida

Triển vọng trung – dài hạn: Nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục đạt hiệu quả tăng trưởng lâu dài. Chính phủ trông đợi GDP sẽ tăng mạnh năm 2010, lạm phát được giữ ở mức cũ và thị trường lao động được đẩy mạnh. GDP thực tế dự kiến sẽ tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm 3,3% trong vòng 4 năm từ 2005 - 2008. Tỷ lệ thất nghiệp dự tính sẽ dưới mức 5,4% vào cuối năm 2004 và dưới 5,1% năm 2006. Kinh tế tăng trưởng với mức 3,2% năm 2007, 2008 và ở mức 3,15% năm 2009, 2010.

Nguồn: http://www.apec.org

(Y.T., Sở Ngoại vụ TPHCM, ngày 17-7-2006)

 


Các tin liên quan:
Tạo bởi thanhdm
Cập nhật 13-10-2006