Thông tin về tỉnh Hải Nam (Trung Quốc)
Bản đồ tỉnh Hải
Địa lý:
Vị trí: Tỉnh Hải Nam (tên gọi tắt là Quỳnh) gồm đảo chính Hải Nam và một số đảo nhỏ xung quanh) nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Bắc cách tỉnh Quảng Đông qua eo biển Quỳnh Châu, phía Tây giáp với vịnh Bắc Bộ, Đông và Đông Nam nhìn ra biển Đông. Đường bờ biển của đảo Hải Nam dài 1.528 km.
Tổng diện tích: 34.000 km2.
Thủ phủ tỉnh: Thành phố Hải Khẩu.
Thành phố Hải Khẩu
Đơn vị hành chính: Hải Nam phân thành 2 thành phố cấp khu vực là Hải Khẩu và Tam Á; 6 thành phố cấp huyện là Ngũ Chỉ Sơn, Văn Xương, Quỳnh Hải, Vạn Ninh, Đam Châu, Đông Phương; các huyện Định An, Đồn Xương, Trừng Mại, Lâm Cao và các huyện tự trị dân tộc Lê Bạch Sa, Xương Giang, Nhạc Đông, Lăng Thủy, dân tộc Lê, Miêu Bảo Đình, Quỳnh Trung.
Thành phố Tam Á nhìn từ trên cao
Dân số: 8,3 triệu người (năm 2005). Trong đó dân tộc Hán là 6,8 triệu người, chiếm 82,14%, dân tộc thiểu số có khoảng 1,5 triệu người, chiếm 17,86%.
Hán, Lê, Miêu, Hồi là những dân tộc sinh sống tại đảo Hải Nam từ lâu đời. Dân tộc Lê là cư dân sớm nhất trên đảo. Các dân tộc Lê, Miêu, Hồi tập trung sinh sống ở các huyện phía Nam như Quỳnh Trung, Bảo Đình, Bạch Sa, Lăng Thủy, Xương Giang và thành phố Tam Á, Thông Thập. Dân tộc Hán sinh sống chủ yếu ở các vùng phía Bắc, Đông Bắc và vùng ven biển.
Những cô gái dân tộc Lê
Nghề thủ công truyền thống của dân tộc Miêu là dệt vải
Hải Nam còn có hơn 1,7 triệu Hoa kiều định cư ở các nước trên thế giới, tập trung nhiều tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore…, Nhiều Hoa kiều trở về Hải Nam định cư, có khoảng hơn 1 triệu người, tập trung sinh sống ở Văn Xương, Quỳnh Hải.
Ngôn ngữ: Hải
Đất đai và tài nguyên khoáng sản: Vùng đồi núi cao trên 500 m chiếm 26% diện tích đảo Hải Nam, gò đồi thấp chiếm 13%, vùng đất thấp dưới 100 m chiếm 49%, đồng bằng chiếm 10% và 2% là bãi cát.
Miền Trung và Trung Nam của tỉnh Hải Nam là đồi núi hoa cương với ngọn Lê Mẫu Lĩnh, Ngũ Chỉ Sơn, trong đó, Ngũ Chỉ Sơn là núi cao nhất tỉnh (1.867 m).
Ngũ Chỉ Sơn
Các con sông trên đảo đa số bắt nguồn từ miền Trung. Các con sông lớn là Nam Độ, Xương Hóa, Vạn Tuyền.
Diện tích rừng chiếm 31,3% diện tích đảo Hải Nam, trong đó có hơn 20 loại cây rừng hiếm quý, hơn 1.000 loại thuốc Đông y, hơn 340 loài chim, 70 loài động vật quý. Hai khu bảo tồn rừng nhiệt đới là Lăng Thủy và Tiêm Phong Lĩnh.
Khoáng sản có hơn 50 loại, nhiều nhất là sắt. Hải Nam còn là cơ sở khai thác muối lớn của Trung Quốc.
Cây lương thực chính ở Hải Nam là lúa nước, ngoài ra còn trồng mía đường, đậu phộng, mè, đậu nành, trà, dừa, cà phê, tiêu, cau, điều… Vùng duyên hải còn là nơi khai thác tôm, ốc, tảo, san hô.
Khí hậu: Tỉnh Hải
Lịch sử - văn hóa:
Hải
Hải Nam nổi tiếng với phong cảnh miền biển nhiệt đới, là địa điểm nghỉ đông được ưa thích ở Trung Quốc. Những năm gần đây, Hải
Các thắng cảnh ở Hải Nam có bờ biển khu du lịch Tam Á, vịnh Á Long, bãi biển Chân trời góc bể, khu vực dân tộc Lê ở Thông Thập, rừng nguyên sinh Tiêm Phong Lĩnh ở Nhạc Đông, lăng mộ Hải Thụy (một vị quan nổi tiếng thanh liêm và chính trực đời Minh), đền Ngũ Công ở thành phố Hải Khẩu, di tích trường xưa của Tô Đông Pha (nhà thơ nổi tiếng đời Tống, có thời gian bị đi đày ở đảo Hải Nam)…
Hòang hôn trên vịnh Á Long
Bãi biển Chân trời góc bể
Kinh tế:
Sau khi thành lập tỉnh, Hải Nam trở thành đặc khu kinh tế nổi tiếng của Trung Quốc, hệ thống giao thông đường biển, đường không, đường bộ tỏa đi khắp nơi. Hải Khẩu có sân bay quốc tế Mỹ Lan, Tam Á có sân bay Phượng Hoàng có các chuyến bay nối các thành phố lớn trong nước và trên thế giới. Vận tải đường biển phát đạt, có các cảng quốc tế lớn như Hải Khẩu, Tam Á, Bát Sở, Dương Phố, Thanh Lan. Đường bộ cao tốc được xây dựng vòng quanh đảo.
Năm 2005, tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh (GDP) đạt 90,36 tỷ Nhân dân tệ, tăng hơn 10,1% so với năm 2004; tổng giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 10.980 Nhân dân tệ, tăng 8,9%; tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 2,592 tỷ USD; du lịch có tốc độ tăng trưởng 12,3%, năm 2005 đón 14,733 triệu lượt khách trong nước, tăng 7,4%, thu nhập từ du lịch trong nước đạt 12,505 tỷ Nhân dân tệ, tăng 12,6%, khách nước ngoài đạt 4,32 triệu lượt người, tăng 40%.
Lãnh đạo tỉnh:
Bí thư Tỉnh ủy: Uông Tiêu Phong
Tỉnh trưởng: Vệ Lưu Thành
(Vũ Hải, Phòng Chính trị Kinh tế đối ngoại, ngày 10-10-2006)
Related news:
- Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (28-08-2009)
- Đoàn đại biểu thành phố Thiên Tân (Trung Quốc) thăm TPHCM (01-08-2009)
- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) (11-07-2009)
- Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng tiếp Chủ tịch tập đoàn Sany (Trung Quốc) (23-06-2009)
- Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc thăm TPHCM (15-06-2009)
- Triển lãm ảnh "Bác Hồ với Trung Quốc" tại TPHCM (26-05-2009)
- Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài tiếp đoàn Đại biểu Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc (27-04-2009)
- Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Huỳnh Thị Nhân tiếp Phó Tổng Thư ký Chính hiệp Trung Quốc (14-04-2009)
- Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài tiếp đoàn Bộ Khoa học – Công nghệ Trung Quốc (03-04-2009)
- Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp Tân Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam (16-03-2009)
Last modified 11-10-2006