Giới thiệu về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
|
Chức năng:
Mục đích quan trọng của WTO là hỗ trợ cho sự trao đổi suôn sẻ, tự do, công bằng và có thể dự đoán trước của thương mại thế giới, thông qua:
- Quản lý các hiệp định thương mại của WTO
- Là diễn đàn cho các đàm phán thương mại
- Giải quyết các tranh chấp thương mại
- Xem xét chính sách thương mại của các quốc gia
- Hỗ trợ các nước đang phát triển trong các vấn đề về chính sách thương mại, thông qua hỗ trợ kỹ thuật và chương trình huấn luyện
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
Cơ cấu tổ chức:
-
WTO hiện có 150 thành viên, chiếm hơn 97% thương mại thế giới. Hiện có khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán để trở thành thành viên WTO.
-
Các quyết định của WTO được thực hiện trên cơ sở đồng thuận bởi tất cả các thành viên.
Bộ máy tổ chức:
(1) Các cơ quan lãnh đạo và có quyền ra quyết định:
-
Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng.
Họp ít nhất 2 năm 1 lần với sự tham dự của tất cả các thành viên WTO. Hội đồng có thể ra quyết định đối với tất cả các vấn đề trong các hiệp định thương mại của WTO.
-
Cấp thứ 2: Đại Hội đồng.
Đảm nhiệm công việc hàng ngày của WTO giữa các kỳ Hội nghị Bộ trưởng là 3 cơ quan: Đại hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Xem xét Chính sách Thương mại.
Thực tế, 3 cơ quan này là một, tuy có tên gọi khác nhau do được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO. Các cơ quan này bao gồm tất cả các thành viên của WTO với đại diện là đại sứ hoặc trưởng phái đoàn thường trực tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên và báo cáo cho Hội nghị Bộ trưởng.
Đại hội đồng đại diện cho Hội nghị Bộ trưởng trong tất cả các công việc của WTO. Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Xem xét Chính sách Thương mại nhóm họp để giải quyết tranh chấp và phân tích các chính sách thương mại của các thành viên.
(2) Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các Hiệp định Thương mại đa phương:
-
Cấp thứ 3: Các Hội đồng Thương mại, bao gồm Hội đồng Hàng Hóa, Hội đồng Dịch vụ, Hội đồng Quyền Sở hữu Trí tuệ, hoạt động dưới quyền của Đại hội đồng.
-
Cấp thứ 4: Các Ủy ban, Nhóm làm việc và Ban Công tác trực thuộc các Hội đồng Thương mại, phụ trách các hiệp ước riêng biệt và các lĩnh vực chuyên môn khác như môi trường, phát triển, việc gia nhập của thành viên, thỏa thuận thương mại khu vực.
(3) Cơ quan thực hiện chức năng hành chính:
Gồm Tổng giám đốc (Tổng Thư ký) và Ban thư ký WTO.
Cơ sở pháp lý và nguyên tắc hoạt động:
WTO hoạt động trên cơ sở các luật lệ quy định trong các Hiệp định đã đạt được qua thỏa thuận giữa các thành viên WTO.
Định ước cuối cùng của Vòng đàm phán Uruguay ký ngày 15-4-1999 tại Marrakesh, Maroc là văn kiện pháp lý bao gồm các Hiệp định cơ bản chi phối và điều tiết các hoạt động của WTO hiện nay.
Các Hiệp định của WTO bao gồm 6 lĩnh vực chính: (1) Hiệp định chung của WTO, (2) về Hàng hóa, (3) về Dịch vụ, (4) về Sở hữu trí tuệ, (5) Giải quyết tranh chấp và (6) Kiểm điểm chính sách thương mại. Bảng sau đây thể hiện cấu trúc cơ bản các Hiệp định của WTO và mối liên hệ giữa các Hiệp định trong các lĩnh vực: Chung Hiệp định thành lập WTO Hàng hóa Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Nguyên tắc cơ bản GATT GATS TRIPS Diễn giải chi tiết Các Hiệp định và Phụ lục về hàng hóa khác Các Phụ lục về Dịch vụ Biểu Cam kết của các quốc gia Biểu Cam kết của các quốc gia (và các miễn trừ tối huệ quốc) Giải quyết tranh chấp Giải quyết tranh chấp Minh bạch Kiểm điểm Chính sách thương mại
Các nguyên tắc nền tảng của WTO:
(1) Tối huệ quốc (nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì cũng phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các thành viên khác);
(2) Đãi ngộ quốc gia (hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa, dịch vụ cùng loại trong nước);
(3) Mở cửa thị trường;
(4) Cạnh tranh công bằng.
-----------------------------------
Tổng hợp từ các nguồn:
- www.wto.org
- www.wikipedia.com
- website của Bộ Ngoại giao Việt Nam www.mofa.gov.vn
- website Bộ Kế hoạch và Đầu tư www.mpi.gov.vn
(A.P., Sở Ngoại vụ TPHCM, ngày 7-11-2006)
Related news:
- TPHCM sau 1 năm gia nhập WTO - Vượt lên chính mình (15-01-2008)
- WTO tạo hiệu ứng tốt cho kinh tế Việt Nam (25-12-2007)
- Toàn văn cam kết của Việt Nam với WTO (16-11-2006)
- Hồ sơ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam (16-11-2006)
- Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam (16-11-2006)
Last modified 16-11-2006