Tái bản sách về Hoàng tử Lý Long Tường
Hoàng thúc Lý Long Tường là cuốn tiểu thuyết lịch sử do nhà văn Khương Vũ Hạc (Kang Moo Hak) viết đã được dịch ra tiếng Việt và được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia công bố lần đầu tiên vào năm 1996, nay được tái bản với số lượng lớn, được biên dịch, biên tập kỹ, nhân đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Bản dịch do ông Trần Văn Thêm, chuyên viên Bộ Ngoại giao thực hiện và nhà văn Đào Vũ biên tập.
Tiểu thuyết lịch sử Hoàng thúc Lý Long Tường dựa trên những tư liệu lịch sử, không chỉ cung cấp những sự kiện, nhân vật lịch sử khô khan, mà với sự sáng tạo của nhà văn.
Nhân vật Lý Long Tường được khắc họa sống động với những diễn biến, số phận, tính cách đặc sắc, riêng biệt, thanh cao, giàu lòng nhân ái, bao dung, luôn nhớ về cội nguồn.
+ Hậu duệ của Hoàng tử
Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, cũng là hậu duệ đời thứ 26 của Hoàng thúc Lý Long Tường hiện là Chủ tịch Hội giao lưu văn hoá Hàn-Việt, Chủ tịch Hội kỷ niệm Hoàng tử Lý Long Tường, vừa được trao quốc tịch Việt Nam theo nguyện vọng của ông và gia đình.
Từ năm 1994, ông bắt đầu về Việt Nam thăm quê tổ ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, thường xuyên về dự lễ hội Đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý.
Ông lập hội giao lưu văn hoá Hàn – Việt, Hội kỷ niệm Hoàng tử Lý Long Tường, tích cực góp phần mở rộng giao lưu văn hoá, kinh tế giữa Hàn Quốc và Việt
Tại buổi giới thiệu cuốn sách, ông Lý Xương Căn trình bày những nghiên cứu về dòng họ Lý. Ông tâm sự: "Đối với tôi, Hàn Quốc là nơi tôi sinh ra và lớn lên, Việt
Phát huy truyền thống của tổ tiên, ông Lý Xương Căn, cùng con cháu hậu duệ nhà Lý tại Hàn Quốc vẫn mang nặng tình cảm với tổ tiên, đất tổ, tích cực góp phần vun đắp tình hữu nghị và hợp tác Việt – Hàn.
+ Người anh hùng trên đất Cao Ly
Hoàng tử Lý Long Tường được cho là sinh năm 1174, là con vua Lý Anh Tông (1138-1175), em vua Lý Cao Tông, chú vua Lý Huệ Tông.
Khi nhà Lý suy tàn, nhà Trần lên thay thế tìm diệt dòng họ vua Lý, Long Tường cùng một số tôn thất nhà Lý vượt biển sang Cao Ly ẩn tránh.
Năm 1253, đế quốc Mông Cổ tiến công Cao Ly, Lý Long Tường đứng ra tổ chức kháng chiến. Sau 5 tháng, cùng quân và dân Cao Ly chiến đấu dũng cảm, chiến thắng giặc. Lý Long Tường trở thành anh hùng. Nhà vua mừng vui, khen ngợi, lập bia ghi công trạng và cho đổi Trấn Sơn là Hoa Sơn, cấp cho Lý Long Tường 30 dặm vuông đất làm thái ấp để phụng thờ tổ tiên.
Lý Long Tường sinh được hai con trai. Con cả làm quan ở Hwang Hae-Đô, tỉnh Hway Hae, lập nên 13 chi. Người con thứ lập nên 3 chi. Nếu tính từ Thuỷ tổ nhà Lý ở Việt
Ở Hàn Quốc có nhiều họ Lý, dòng họ Lý gốc Việt này được gọi là Lý Hoa Sơn vì Hoa Sơn nơi đầu tiên Lý Long Tường đến nhập cư, gắn liền với tước hiệu Hoa Sơn Quân do vua Cao Tông nước Cao Ly phong tặng.
Tại Hoa Sơn có một quả núi gọi là Quảng Đại Sơn, trên đỉnh có một nền đá bằng phẳng. Tương truyền Lý Long Tường thường lên đó ngóng trông về phương
V.K., Sở Ngoại vụ TPHCM
Các tin liên quan:
- DANH SÁCH CÁC NƯỚC VÀ LOẠI GIẤY TỜ ĐƯỢC MIỄN HỢP PHÁP HÓA KHI SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM (20-03-2015)
- Gặp gỡ báo chí về Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ hai (14-09-2012)
- Hội thảo về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông (13-07-2011)
- Việt Nam tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế Berlin (06-04-2011)
- Gặp mặt mừng xuân với kiều bào (26-01-2011)
- Chuẩn bị đón tiếp kiều bào về quê ăn Tết (07-01-2011)
- Sự kiện du lịch lớn nhất (06-12-2010)
- Kỷ niệm 60 năm Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tại Hà Nội (30-11-2010)
- Mở thêm đường bay tới Nga và Ba Lan (18-11-2010)
- Khai mạc hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ hai (12-11-2010)
Cập nhật 01-07-2010